Một năm qua , bất kể ở các nước lớn hay tại những nước láng giềng cũng như tại các nước phát triển hay là trong hoạt động ngoại giao đa phương , người ta đều trông thấy sự bận rộn của các nhà lãnh đạo TQ . TQ đã thu được tiến triển khiến người ta chú ý trong việc triển khai sự hợp tác quốc tế về các mặt: chính trị , kinh tế , thương mại , khoa học , kỹ thuật , văn hóa , an ninh v.v . Có thể nói hoạt động ngoại giao của TQ đã diễn ra hết sức sôi động trong năm 2004 .
Họat động ngoại giao đẩy mạnh hữu hiệu quan hệ với nước lớn
Mối quan hệ giữa TQ với Châu Âu trong năm 2004 thật là khó quên . Co bình luận viết , Năm 2004 là "Năm Châu Âu" trong ngoại giao TQ . Trước hết là việc xem xét lại quan hệ song phương đã khiến TQ và Ủy ban Liên minh Châu Âu tìm thấy những điểm chung nhiều hơn gồm các mặt : đa cực hóa thế giới , chống khủng bố , an ninh , bảo vệ môi trường v.v . Ngay từ đầu năm , chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đi thăm Pháp , giữa năm thủ tướng Ôn Gia Bảo sang thăm 4 nước Liên minh Châu Âu ngay sau khi Ủy ban Liên minh Châu Âu hoàn thành việc mở rộng lần thứ ba .Sau đó tổng thống Pháp Xi-rắc sang thăm TQ và khởi động hoạt động Năm văn hóa Pháp .
Cuối năm , tổng thống I-ta-li-a và thủ tướng Đức Srô-ê-đơ dường như cùng lúc sang thăm TQ . Trong khi hai vị ở thăm TQ , thì thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo lại một lần nữa sang thăm Châu Âu. Các cuộc đi thăm lẫn nhau diễn ra dồn dập đã thắt chặt mối quan hệ giữa TQ và Uy ban Liên minh Châu Âu . Hai bên không những ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác , mà còn tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau về chính trị , xuất hiện một số dấu hiệu tích cực là Ủy ban Liên minh Châu Âu xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho TQ .
Quan hệ Trung Nga thu được tiến triển cột mốc . Trong chuyến thăm TQ hồi tháng 10 của tổng thống Pu-tin , TQ và Nga đã ký " Hiệp định bổ sung về đoạn phía Đông đường biên giới Trung Nga " , điều này đánh dấu đường biên giới dài cả thảy 4300 ki-lô-mét giữa TQ và Nga đã được xác định . Bên cạnh đó , nhà lãnh đạo hai nước Trung Nga còn xác định mục tiêu cụ thể về phát triển đầu tư , thương mại song phương .
Ngoài ra,các cuộc giao lưu cấp cao giữa TQ và Mỹ cũng khiến người ta chú ý . Từ tháng 4 đến tháng 10 , phó tổng thống Che-ni , bà Rai-sơ , trợ lý phụ trách công việc an ninh quốc gia của Tổng thống, chủ tịch lâm thời thượng nghị viện Sti-ven , ngoại trưởng Pao-oen v.v đã lần lượt sang thăm TQ . Trong chuyến thăm , ngoại trưởng Pao-oen khẳng định lại việc Mỹ kiên trì chính sách một nước TQ , phản đối bất cứ hành động chạy theo cái gọi là "Đài Loan độc lập". Từ đầu năm đến nay , nguyên thủ hai nước Trung Mỹ thường xuyên trao đổi nhận xét qua điện thoại , giữa cơ quan ngoại giao hai nước cũng có đường dây điện thoại trực tiếp , con đường giao lưu cấp cao giữa hai nước ngày một thông suốt đã đóng vai trò đáng kể cho việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước .
Các bạn thân mến , trong năm 2004 , những trường hợp đa phương cũng trở thành vũ đài mở rộng quan hệ giữa TQ với các nước lớn . Tại hội nghị thượng đỉnh Ta-sken Tổ chức hợp tác Thượng Hải , chủ tịch nước TQ Hồ Cẩm Đào đã hội kiến Tổng thống Pu-tin , trong thời gian dự hội nghị không chính thức nhà lãnh đạo Tổ chức Apec , chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã lần lượt hội kiến tổng thống Mỹ Bu-sơ và thủ tướng Nhật Côi-dư-mi. Bởi vậy dư luận nước ngoài bình luận rằng , thắt chặt quan hệ với nguyên thủ các nước đang trở thành biện pháp mạnh mẽ của TQ để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau với các nước lớn .
Ra sức thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại
Tích cực thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoài là đặc điểm lớn trong ngoại giao năm nay của TQ . Tháng 11 , chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang thăm 4 nước Mỹ La-tinh , TQ đã ký hàng loạt văn kiện hợp tác về kinh tế , thương mại , du lịch ,giao thông, tài nguyên ,hàng không vũ trụ v.v với Cu-ba, Ác-hen-ti-na , Bra-xin , Tri-lê v.v , đưa quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa TQ với các nước Mỹ La-tinh lên một bậc thềm mới .
1 2
|