Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-27 15:29:53    
Bì vu bôn mệnh

cri

Nghe Online

Chữ " Bì" ở đây là chỉ mệt mỏi, còn "Bôn mệnh" là chỉ phụng mệnh ra đi.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả Truyền, Thành công thất niên".

Thời Xuân Thu, Vu Thần, Tử Trọng và Tử Phản đều là đại thần của nước Sở, nhưng Vu Thần do có mẫu thuẫn với Tử Trọng và Tử Phản nên phải trốn santg nước Tấn.

Sau khi Sở Trang Vương mất, Sở Cộng Vương lên kế vị thì Vu Thần đã làm đến chức Đại phu của nước Tấn. Để báo thù riêng, Tử Trọng và Tử Phản đã giết hết gia tộc và phân chia tài sản của nhà Vu Thần. Vu Thần nhận được tin này vô cùng tức giận và quyết trả thu này. Ông viết một bức thư cho hai người rằng: "Hai đứa chúng bay là kẻ hèn mọi xấu xa, đã nịnh hót vua giết hại nhiều người vô tội, quả là vô cùng độc ác. Ta cam đoan sẽ làm cho tụi bay phải bôn ba mệt nhọc đến chết "

Để thực hiện lời cam kết của mình, Vu Thần đã dẫn quân đến nước Ngô, giúp nước Ngô huấn luyện binh sĩ, chế tạo chiến xa và cung tên, dưới sự đào tạo dày công của ông, nước Ngô dần dần trở nên lớn mạnh. Sau đó ông lại tuyên truyền trong nhân dân nước Ngô chống lại nước Sở, khiến vua nước Ngô không ngừng xuất binh sang quấy nhiễu vùng biên giới nước Sở. Do đó tin cấp báo từ biên ải không ngừng truyền về đô thành nước Sở.

Vua Sở mỗi khi nhận được tin cấp báo đều cử Tử Trọng và Tử Phản dẫn quân đi cứu viện, khiến họ vừa mới dẹp yên xong một cuộc chiến còn chưa kịp nghi ngơi, thì lại phải lên đường đi dẹp một cuộc chiến khác. Chỉ trong một năm mà hai người đã phải dẫn quân đi lại đến bảy lần, mệt đến không còn hơi sức nào nữa. Như vậy, cuối cùng Vu Thần đã thực hiện được mục đích trả thù của mình. Nhạc cắt.

Hiện nay người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ ngày để chỉ hiện tương việc làm quá bận rộn, không thể nào ứng phó kịp.