Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-23 14:44:32    
Phóng lao - Toàn năng

cri

-Phóng lao

Bắt nguồn từ hoạt động dùng mâu dài săn bắt dã thú của loài người từ thời cổ, sau mâu dài lại phát triển thành binh khí chiến đấu. Năm 708 trước công nguyên được coi là một trong 5 môn toàn năng thế vận hội cổ đại lần thứ 18. Môn phóng lao hiện đại bắt đầu từ các nước châu Âu như Thuỵ Điển, Hy Lạp, Hung-ga-ri và Phần Lan vào thế kỷ 19. Năm 1792 Pha-lun Thuỵ Điển bắt đầu tổ chức thi đấu phóng lao. Lúc đầu vận động viên dùng lao cán gỗ đầu đuôi to như nhau, đầu thập niên 50 thế kỷ 20, vận động viên phóng lao Mỹ Franklin Held nghiên cứu ra loại lao cán gỗ hai đầu nhọn, ở giữa to, đã kéo dài thời gian bay trên không của lao, bởi vậy được gọi là "Lao lượn". Thập niên 60 Thuỵ Điển chế tạo ra loại lao kim loại, khiến tính bay lượn của lao càng mạnh hơn, đã nâng cao rất lớn thành tích phóng lao. Năm 1984 vận động viên Cộng hoà dân chủ Đức Uwe Hohn phá kỷ lục thế giới với thành tích 104,80 mét. Để đảm bảo an toàn cho khán giả trên khán đài, năm 1986, Liên đoàn điền kinh quốc tế đưa trọng tâm thanh lao của nam di chuyển 4cm về phía mũi lao, để hạ thấp tính bay lượn của lao. Năm 1999 lại đưa trọng tâm thanh lao của nữ di chuyển 3 cm về phía mũi lao. Thanh lao có thể làm bằng kim loại hoặc các vật liệu thích hợp khác. Lao của Nam nặng 800 gam, dài 260 đến 270 cm; lao của nữ nặng 600 gam, dài 220 đến 230 cm. Lúc thi đấu, vận động viên cần dùng một tay phóng lao từ trên vai về phía trước, mũi lao cần phải rơi trong phạm vi góc phóng lao mới có hiệu lực. Phóng lao nam, nữ lần lượt được đưa vào thi đấu ở thế vận hội năm 1908 và năm 1932.

-Toàn năng

Bắt nguồn từ Hy Lạp, ngay từ thế vận hội cổ đại lần thứ 18 năm 708 trước công nguyên đã có 5 môn toàn năng gồm chạy, nhảy xa, ném đĩa, phóng lao và vật. Môn toàn năng hiện đại bắt nguồn từ Châu Âu. Đầu thế kỷ 18, một số nước bắt đầu triển khai môn toàn năng, nhưng các môn thi đấu không thống nhất. Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 đã đặt môn toàn năng 10 môn, bao gồm chạy 100 yard, đi bộ 800 yard, chạy vượt rào 120 yard v.v; thế vận hội lần thứ 5 năm 1912 đổi thành môn toàn năng 10 môn thịnh hành ở Thuỵ Điển, kéo dài đến nay. Ngoài ra, thế vận hội năm 1912, 1920, 1924 còn đặt qua môn toàn năng 5 môn. Môn toàn năng nữ bắt đầu từ Liên Xô năm 1923, năm 1948 được Liên đoàn điền kinh quốc tế chấp nhận, thế vận hội năm 1964 đưa môn 5 môn toàn năng vào làm môn thi đấu, thế vận hội năm 1984 đổi thành môn toàn năng 7 môn. Thi đấu chia làm hai ngày theo thứ tự các môn quy định. Môn toàn năng 10 môn nam ngày thứ nhất là các môn chạy 100 mét, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400 mét, ngày thứ hai là 110 mét rào, ném đĩa, nhảy sào và chạy 1500 mét. Môn toàn năng 7 môn nữ ngày thứ nhất là chạy 100 mét rào, nhảy cao, đẩy tạ, chạy 200 mét, ngày thứ hai nhảy xa, phóng lao và chạy 800 mét. Tính theo thành tích của các môn đơn tra bảng điểm toàn năng do Liên đoàn điền kinh quốc tế quy định, cộng tổng số điểm để định ra ngôi thứ, người điểm cao xếp trước. Vận động viên cần tham gia tất cả các môn thi đấu, nếu bỏ môn nào đó, thì không được tham gia thi đấu các môn sau, cũng không tính tổng số điểm, nhưng nếu môn nào đó thành tích quá thấp hoặc thất bại, không được điểm, vẫn có thể tính tổng số điểm .