Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-22 14:59:39    
Đẩy tạ

cri
Bắt nguồn từ hoạt động dùng đá săn bắt chim muông, dã thú hoặc tấn công của loài người thời xưa. Môn đẩy tạ hiện đại bắt nguồn từ trò chơi và thi đấu ném đạn pháo của pháo binh Châu Âu trong lúc được rỗi nghỉ ngơi vào thập niên 40 thế kỷ 14, sau dần dần hình thành môn thể thao. Cách làm quả tạ đã trải qua quá trình dùng sắt, chì cũng như sắt bọc chì. Trọng lượng quả tạ của nam trong thi đấu chính thức nặng 7,26 kg, đường kính 11 đến 13cm; trọng lượng tạ nữ nặng 4 kg, đường kính 9,5 đến 11 cm. Lúc đầu đẩy tạ không có hình thức cố định, có thể đứng tại chỗ đẩy tạ, cũng có thể lấy đà đẩy; có thể đẩy một tay, cũng có thể đẩy hai tay; còn xuất hiện thi đấu chia hạng theo trọng lượng thân thể. Lúc đầu áp dụng kỹ thuật đứng tại chỗ đẩy tạ, sau dần dần phát triển thành đứng nghiêng người đẩy tạ, đứng nghiêng tiến một bước đẩy tạ. Thập niên 50 thế kỷ 20, một vận động viên Mỹ phát minh kỹ thuật đứng xoay lưng trượt bước đẩy tạ, kỹ thuật này được coi là "Một cuộc cách mạng trong lịch sử đẩy tạ". Thập niên 70 thế kỷ 20, một vận động viên Liên Xô cũ phát minh kỹ thuật xoay người đẩy tạ, do sau khi xoay người khó khống chế sự cân bằng cơ thể, đến nay có rất ít vận động viên sử dụng. Lúc thi đấu, vận động viên phải đứng trong vòng tròn có đường kính 2,135 mét, dùng một tay đẩy tạ từ trên vai, quả tạ phải rơi trong phạm vi góc độ cho phép mới có hiệu lực. Đẩy tạ nam, nữ lần lượt được đưa vào thi đấu thế vận hội năm 1896 và năm 1948.

-Quăng tạ xích

Bắt nguồn từ cuộc thi ném búa sắt có cán gỗ của công nhân mỏ Xcốt-len sau giờ làm việc vào thời trung cổ, sau dần dần phổ biến sang Anh. Tiếng Anh tạ xích (hammer) ý là búa sắt. Cuối thế kỷ 19, trở thành môn thi đấu tại đại hội thể thao Trường đại học Cam-bơ-rít-giơ và Trường đại học O-xphớt. Khí tài sử dụng lúc đó là búa sắt cán gỗ, sau để dễ quăng ném, đã đổi cán gỗ thành xích sắt, từ đó sinh ra tạ xích. Quăng tạ xích lúc đầu đứng tại chỗ quăng, sau dần dần cải tiến thành đứng nghiêng người quăng, quay người một vòng quăng, quay người hai vòng quăng, quay người ba vòng quăng, hiện nay vận động viên phần lớn quay người bốn vòng quăng. Tạ xích của nam nặng 7,26 kg, dài 117,5 đến 121,5 cm, tạ xích của nữ nặng 4 kg, dài 116,0 đến 119,5 cm. Lúc thi đấu, vận động viên cần đứng trong vòng tròn đường kính 2,135 mét dùng hai tay quăng tạ, tạ xích cần rơi trong phạm vi có góc 40 độ mới có hiệu lực. Bên ngoài có lưới chắn bảo vệ hình chữ U, đảm bảo an toàn quăng tạ. Tạ xích nam được đưa vào thi đấu ở thế vận hội vào năm 1900, tạ xích nữ được đưa vào thế vận hội năm 2000 .