Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-22 15:05:45    
Chương trình Cầu Vồng, dẫn dắt và khích lệ đông đảo thanh niên thông qua sáng nghiệp thực hiện giải quyết việc làm

cri

Nghe Online

Nói đến "Chương trình Hy Vọng" của Trung Quốc chắc các bạn tương đối quen thuộc, đây là một hoạt động công ích qui mô lớn giúp đỡ thiếu niên thất học trở lại ghế nhà trường, chương trình Hy Vọng thực thi từ năm 1989 đến nay đã đi sâu vào lòng người, có mấy triệu thiếu niên nghèo khó được cắp sách đến trường nhờ sự giúp đỡ của chương trình Hy Vọng. Hai năm gần đây để giải quyết vấn đề công ăn việc làm ngày càng gắt gao, tiếp theo chương trình Hy Vọng, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc lại gấp rút thực thi một hoạt động công ích qui mô lớn nữa --- Chương trình Cầu Vồng, dẫn dắt và khích lệ đông đảo thanh niên thông qua sáng nghiệp thực hiện giải quyết việc làm. Trong hơn một năm qua, chương trình Cầu Vồng đã giúp đỡ hơn 80 nghìn thanh niên thực hiện sáng nghiệp thành công, dìu dắt giải quyết việc làm cho hơn 600 nghìn thanh niên. 

Mấy năm gần đây, do tổng lượng sức lao động Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, mặt khác việc làm tăng trưởng có hạn, dẫn đến mâu thuẫn cung cầu lao động tương đối gay gắt, gây nhiều thanh niên trong thời gian ngắn không có việc làm. Để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho thanh niên, thực hiện thanh niên đều có việc làm, cơ quan hữu quan đề xướng, khuyến khích thanh niên ngoài hình thức làm công nhân ra, mở thêm phương thức việc làm mới. Chương trình Cầu Vồng do Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc tổ chức thực thi đã ra đời trong bối cảnh như vậy.

Bà Quách Tùng, chủ nhiệm văn phòng chỉ đạo thực thi "Chương trình Cầu Vồng" nói, ban bí thư trung ương đoàn sớm nêu thiết tưởng chương trình Cầu Vồng vào năm 2001, năm 2003 do đợt đầu Trung Quốc mở rộng tuyển sinh sinh viên tốt nghiệp, nên tình hình công ăn việc làm hết sức gắt gao, chương trình Cầu Vồng cũng bắt đầu chính thức khởi động một cách toàn diện. Bà Quách Tùng nói :

Chương trình Cầu Vồng chủ yếu thông qua những hoạt động như giáo dục sáng lập sự nghiệp, đào tạo sáng nghiệp, ủng hộ sáng nghiệp, cải thiện môi trường sáng nghiệp.v.v... để chuyển biến quan niệm việc làm của đông đảo thanh niên, tạo nên bầu không khí sáng lập cơ đồ trong toàn xã hội. Khung chương trình Cầu Vồng hiện nay có một học viện sáng nghiệp, một quĩ sáng nghiệp và một cơ sở sáng nghiệp. Năm ngoái, chúng tôi làm một số việc nền móng, đến trường đại học mở lớp bồi dưỡng về chỉ đạo xin việc làm, năm nay tổ chức báo cáo về mặt sáng lập sự nghiệp tại trường đại học, doanh trại và xã hội, phản ánh hiệu quả rất tốt. Năm nay chúng tôi còn tổ chức hội nghị bàn bạc hạng mục chương trình Cầu Vồng, giúp đỡ những thanh niên muốn sáng nghiệp tìm hạng mục thích hợp với mình.

Một trong những nội dung chủ yếu của giáo dục sáng nghiệp trong chương trình Cầu Vồng là tổ chức báo cáo sáng lập sự nghiệp cho sinh viên trong trường đại học, tăng cường lòng tin sáng nghiệp cho họ. Sáu tháng cuối năm nay, giáo sư Lý Tĩnh phó chủ nhiệm văn phòng chỉ đạo thực thi chương trình Cầu Vồng, nhà kinh tế học, nhà giáo dục sáng nghiệp nổi tiếng đã lần lượt tổ chức báo cáo sáng nghiệp ở nhiều trường đại học tại Bắc Kinh, gây tiếng vang lớn trong xã hội. Đầu tháng 12, giáo sư Lý Tĩnh lại đến cố đô nghìn năm Tây An, tiến hành diễn thuyết về lập nghiệp cho mấy nghìn sinh viên ba trường đại học ở đây. Vì sao cần phải diễn thuyết báo cáo về lập nghiệp cho sinh viên trong trường đại học ? Giáo sư Lý Tĩnh nói :

Chúng tôi hiện nay làm công tác giáo dục lập nghiệp, trọng điểm là giúp thanh niên phân tích tình hình mới về công ăn việc làm, giúp đỡ họ thay đổi quan niệm, ủng hộ và dìu dắt họ đi lên con đường tự chủ lựa chọn nghề nghiệp, tự chủ lập nghiệp. Đó là bối cảnh của diễn thuyết về lập nghiệp.

Bài báo cáo lập nghiệp của giáo sư Lý Tĩnh đã được sinh viên nhiệt liệt hoan nghênh. Bạn Cao Triệu,sinh viên khoa anh văn sư phạm khóa 2001, học viên phiên dịch Trường An nói :

Em nghe giáo sư Lý Tĩnh diễn thuyết từ góc độ lịch sử và phát triển kinh tế, cảm xúc rất sâu sắc, sâu sắc nhất là về lập nghiệp, ông đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể, nhất là cần bản thân mình tìm cơ hội.

Anh Trác Vĩ Hòa, giám đốc công ty khoa học kỹ thuật vi tính Nhất Duy tốt nghiệp trường đại học Trường An vào năm 2001. Sau khi tốt nghiệp, anh từng làm mạng Internet, mở công ty, trải qua nhiều độ thăng trầm, giờ đây công ty của anh cuối cùng đã vững chân ở thành phố Tây an. Lần này về trường cũ nghe giáo sư Lý Tĩnh diễn thuyết, anh Hòa cảm khái nói :

Chương trình Cầu Vồng có sự giúp đỡ rất lớn lao cho sinh viên lập nghiệp. Như chúng tôi lúc mới tốt nghiệp ra trường còn chưa có chương trình nay, nên rất mờ mịt, đều do tự mình mò mẫm. Tôi có suy nghĩ nay mai xin mượn vốn với chương trình Cầu Vồng. Chương trình này còn có luận đàn và mạng Internet, tôi sẽ viết bài trên mạng về cảm thụ và khó khăn mà mình gặp phải.

Ngoài thành phố Bắc Kinh và Thượng hải ra, thành phố Tây An thuộc miền tây bắc Trung quốc là thành phố có nhiều trường đại học quốc lập nhất, và là thành phố có qui mô phát triển trường đại học và cao đẳng dân lập đứng hàng đầu ở Trung quốc, được mệnh danh là thung lũng Si-li-côn của các trường đại học và cao đẳng dân lập Trung Quốc, theo thống kê, Tây An có 6 trường đại học trong số 10 trường đại học dân lập có qui mô trên 10 nghìn sinh viên của Trung Quốc. Trường đại học và cao đẳng tập trung ở thành phố Tây An, nên sinh viên tốt nghiệp nhiều, đây cũng là nguyên nhân mà "Chương trình Cầu Vồng" lựa chọn thành phố Tây An là nơi thứ hai của vòng báo cáo diễn thuyết về giáo dục lập nghiệp. Giáo sư Lý Tĩnh nói :

Sự phát triển kinh tế và văn hóa của miền Tây Trung Quốc còn khiếm khuyết, trong quá trình phát triển, có nhiều cơ hội lập nghiệp, không gian rất rộng lớn, trọng điểm lần này đặt ở khu vực miền tây là để khích lệ thanh niên thay đổi quan niệm về công ăn việc làm, lợi dụng đầy đủ ưu thế tài nguyên và nhân tài của miền Tây, đi lên con đường làm ăn lập nghiệp.

Giáo sư Lý Tĩnh cho rằng, sinh viên lập nghiệp điều quan trọng nhất không chỉ là lòng nhiệt tình, mà cần có sự xác định vị trí một cách chính xác, thích hợp con đường phát triển của mình. Vừa không nên mù quáng lạc quan, cũng không nên quá mức thận trọng, càng không nên cho việc lập nghiệp là sự lựa chọn bất đắc dĩ để sinh sống, mà nên gây dựng ý thức lập nghiệp cũng là công ăn việc làm, lập nghiệp là tầng thứ cao hơn việc làm.

Học viện phiên dịch Trường An là trường đại học dân lập lớn nhất Trung Quốc, có 40 nghìn sinh viên đang học tập tại trường này. Hiệu trưởng học viện Trường An Đinh Tổ Như xuất thân từ lập nghiệp, ông hết sức hoan nghênh đối với quan niệm lập nghiệp do chương trình Cầu Vồng đề xướng. Ông nói, do sinh viên Học viện phiên dịch Trường An học hai chuyên ngành, tình hình tìm công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp khá hơn, nhưng lập nghiệp càng là một cách chứng minh đối với năng lực của mình. Hiệu trưởng Đinh Tổ Như nói :

Theo đà giáo dục đại học và cao đẳng của Trung quốc đại chúng hóa, thất nghiệp là hiện tượng rất bình thường, cần đi con đường lập nghiệp. Tâm trạng sinh viên nên cân bằng, nhận thức đúng tình hình, tự chủ lập nghiệp.