Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-20 18:09:17    
Câu chuyện về những người sống ở làng dân tộc Tạng Giáp Cư

cri

Nghe Online

Làng Giáp Cư là một làng cư trú của đồng bào dân tộc Tạng. Làng Giáp Cư nằm ở châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc. Hơn 30 hộ gia đình ở làng đều cư trú ở nhà hình tháp màu trắng. Những cánh phướn màu treo trên nóc nhà bay phất phới trong gió, mây trắng lượn lờ quanh phướn, cả làng trông như một bức tranh sơn dầu.

Chúng ta phải đi qua một đoạn đường mòn mới có thể đến làng Giáp Cư. Tiếng nước suối như nhạc vui tai; cây ăn quả ở hai bên đường toả hương thơm. Đến làng Giáp Cư, có thể nhìn thấy ngôi nhà hình tháp của dân tộc Tạng xây bằng đá và bùn, nhà hình vuông, bốn góc trên nóc nhà đều xây tháp nhỏ, trên treo lá phướn. Trên sân thượng, ngô màu vàng và ớt màu đỏ tỏa sáng dưới ánh nắng mặt trời. Anh Cham-pa, người hướng dẫn dân tộc Tạng bảo cho phóng viên biết, ngôi nhà hình tháp dân tộc Tạng ở làng Giáp Cư vừa đẹp đẽ vừa thực dụng. Anh nói:

"Ngôi nhà hình tháp dân tộc Tạng nói chung có 3-4 tầng. Tầng một là nhà kho, dùng để cất giữ lương thực và những đồ tạp nham. Tầng hai là nơi sinh sống của chủ nhà, có bếp, phòng ngủ, phòng tụng kinh, chủ nhà hằng ngày đều phải tụng kinh cầu phúc. Tầng 3 là phòng dành cho khách ở. Ngôi nhà hình tháp chủ yếu xây bằng đá lát, đất sét và gỗ, rất kiên cố, mùa đông ấm mùa hè mát."

Bước vào ngôi nhà hình tháp của đồng bào dân tộc Tạng, thấy trong nhà bố trí rất tinh xảo với màu đỏ làm nền chủ đạo. Trên bốn bức tường, cánh cửa, cột đều có bích họa điêu khắc phong cảnh thiên nhiên hoặc truyền thuyết tôn giáo. Đi theo cầu thang gỗ hẹp đến tầng hai, có nhà bếp và phòng ngủ của chủ nhà. Ở khoảng trống giữa nhà kê một cái bếp bằng 3 cột đá thấp, trên đặt cái nồi sắt lớn. Xung quanh bếp để nhiều chiếc bàn gỗ, mỗi bàn có một chiếc giường dân tộc Tạng cùng kích thước làm rất công phu. Khi ăn cơm, cả nhà ngồi quanh bếp, món ăn được đặt trên bàn, người ngồi trên rìa giường. Hứng lên, có thể vừa hát vừa múa; mệt rồi thì nằm trên giường nghỉ ngơi.

Do vậy, đồng bào dân tộc Tạng hát hay múa giỏi đã sáng tác một điệu muá đặc biệt—Múa bếp. Đây là điệu muá tập thể để bày tỏ niềm vui mừng, cả nhà nhảy, hoặc hàng trăm người cùng nhảy quanh một đống lửa trại, cảnh tượng rất náo nhiệt.

Trước khi đến làng dân tộc Tạng, chúng tôi đã nghe nói đồng bào dân tộc Tạng rất cầu kỳ về trang phục và đồ trang sức. Đến rồi mới thấy cái hoa lệ của trang phục và đồ trang sức của dân tộc Tạng, ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi. Phụ nữ chủ yếu mặc áo dân tộc Tạng màu trắng hoặc màu đỏ, đeo hàng chuỗi đá quý màu xanh da trời hoặc màu đỏ trên ngực và đầu, trông rất đẹp. Đàn ông chủ yếu mặc áo dân tộc Tạng màu sẫm, cũng đeo đồ trang sức bạc và đá quý trên lưng và ngực.

Làng Giáp Cư có sản vật dồi dào, đồng bào có cuộc sống khá sung túc. Ví như nhà bà Gia-i-ang-lam. Gia đình bà Gia-i-ang-lam có 5 người, 3 con, trước kia nhà bà làm ruộng, cuộc sống tuy chật vật, nhưng cũng no cơm ấm áo. Mấy năm trước, làng Giáp Cư ngày càng nổi tiếng vì ngôi nhà hình tháp dân tộc Tạng cổ xưa, thu hút ngày càng nhiều du khách đến đây du lịch. Ở làng Giáp Cư, đồng bào có nhà rộng, cộng thêm có sản vật dồi dào, nên đồng bào không cần đầu tư gì thêm đã có thể tiếp đón du khách ăn ở trong nhà. Vào ngày du khách đông nhất, nhà bà Gia-i-ang-lam cùng lúc đón hơn 30 du khách.

Nhiều du khách đến đây du lịch không những mang lại thu nhập đáng kể cho đồng bào địa phương, mà còn khiến cuộc sống của họ được phong phú thêm. Trước kia bà Gia-i-ang-lam không coi trọng giáo dục, nhưng hiện nay bà đã đưa ba con đi học ở trường trọng điểm cần chi phí cao hơn, cách nhà xa hơn. Vì tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn trước, dân làng Giáp Cư được tăng thêm nhiều kiến thức. Đa số dân làng biết nói tiếng Hán, có một số người còn biết nói tiếng Anh đơn giản. Bà Gia-i-ang-lam 37 tuổi bảo cho chúng tôi biết:

"Làm nghề du lịch đã tăng thêm thu nhập, mỗi năm có thu nhập hàng chục nghìn tệ, hơn nữa cũng tăng thêm kiến thức. Du khách các nước các khu vực đều có. Chẳng hạn nấu cơm, có du khách dạy chúng tôi nấu món ăn đặc sắc của quê họ. Tôi biết, du khách Hồng Kông thích ăn món ăn ít dầu ít muối. Chúng tôi đã biết một ít thói quen cuộc sống của du khách."

Dân làng Giáp Cư có tính tình cởi mở, hay nói, đa số sống khá lâu.Ở đây, chúng tôi gặp nhiều cụ già 70, 80 tuổi đang làm ruộng. Khi gặp người lạ mặt, họ tươi cười, nói lời chúc "vạn sự như ý", khiến người ta cảm thấy hết sức thân mật. Thảo nào du khách đến đây đều không muốn ra đi.

Vợ chồng Châu Tiểu Lâm đã quyết định sinh sống lâu dài ở đây vì thích làng Giáp Cư. Anh Châu Tiểu Lâm nói, huyện Đan Ba có làng Giáp Cư là một nơi phong cảnh tươi đẹp đến nỗi khiến người ta ngạc nhiên và không muốn ra đi. Vợ chồng anh thường đi khắp huyện Đan Ba để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên thơ mộng ở đây thay đổi theo mùa. Huyện Đan Ba đã trở thành thiên đường trong lòng họ, khiến họ không nỡ ra đi. Cuối cùng, vợ chồng anh đã bỏ cuộc sống đô thị hiện đại ở Quảng Châu miền nam Trung Quốc, định cư ở huyện Đan Ba.

Ngôi nhà hình tháp của dân tộc Tạng chất phác và đậm đà màu sắc dân tộc dung hoà với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Làng Giáp Cư đem cho người ta cảm thấy thư giãn và nhàn nhã chưa từng có. Khi rời làng Giáp Cư, phóng viên nghĩ bụng, nhất định sẽ về đây du lịch một chuyến nữa.