Tấm đĩa hát Kinh kịch mang tựa đề "Giơ đỉnh xem tranh" do đại sư Kinh kịch Tôn Cúc Tiên mà công ty đĩa hát Thắng Lợi Thượng Hải ghi âm vào năm 1904, được coi là tấm đĩa hát chào đời đầu tiên của ngành băng đĩa Trung Quốc.
Năm nay là kỷ niệm lần thứ 100 ngày ra đời của đĩa hát Trung Quốc. Ngày 29 tháng 11 tại Thượng Hải nơi bắt nguồn của đĩa hát Trung Quốc, tổng công ty đĩa hát Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt hoạt động "Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời đĩa hát Trung Quốc".
Cuộc tọa đàm chào mừng trăm năm đĩa hát Trung Quốc, đã diễn ra tại "Toà lầu Tiểu Hồng" Từ Gia Hối thượng Hải. Đại sư Kinh kịch Mai Bảo Cửu, đại sư gảy đàn Tỳ bà Lưu Đức Hải, cụ tổ của Việt Kịch Phó Toàn Hương, nhà sọan nhạc nổi tiếng Trần Cương đã đến họp mặt đông đủ.
Lầu Tiểu Hồng là địa chỉ cũ của công ty đĩa hát Bách Đại, và cũng là nơi khai sinh Quốc ca nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Bắt đầu từ tấm đĩa "Giơ đỉnh xem tranh", công ty Bách Đại và công ty Thượng Hải thuộc công ty Đĩa hát Thượng Hải đều làm việc tại ngôi lầu ba tầng mái đỏ mang phong cách phương Tây này, cho mãi đến năm 2001 mới dọn đi nơi khác.
Ông Mai Bảo Cửu nói, "Đĩa hát đã ghi lại lịch sử trăm năm của âm nhạc Trung Quốc, cho nên hiết sức quý giá. Đĩa hát Trung Quốc là một phần quan trọng của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, đáng để chúng ta cùng nhau ôn lại và nâng niu giữ gìn." Ngay từ thời thơ ấu, ông Mai Cửu Bảo đã thường xuyên tiếp xúc với đĩa hát của cha là Mai Lan Phương, nhà Kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc, phần lớn những tấm đĩa hát đó đều mang biểu tượngcon gà trống vàng của công ty Bách Đại, cho nên ông rất có cảm hứng đối với âm nhạc và Kinh kịch. Về sau ông ghi âm Kinh kịch do mình trình bày, cũng từ ngôi lầu Tiểu Hồng này.
Ông Trần Cương, một trong những nhà soạn nhạc sáng tác bản hoà tấu Vi ô lông "Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài" nói, đây là "nhà danh nhân" của nền âm nhạc dân tộc Trung Quốc. Từ nhạc sĩ Nhiếp Nhĩ, đại sư Kinh kịch Mai Lan Phương, các thế hệ nhạc sĩ và biểu diễn tuồng kịch sau này đều đến ngôi lầu Tiểu Hồng này để ghi âm. Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày ra đời của đĩa hát Trung Quốc, những công việc cần làm còn rất nhiều, không chỉ là ôn lại lịch sử, mà càng phải nhanh chóng bảo tồn địa chỉ âm nhạc cũ và di sản văn hóa, phải giáp mặt với nhiều khó khăn của ngành đĩa hát Trung Quốc, phát huy sức sống của ngành âm nhạc dân tộc.
Giám đốc Tổng công ty đĩa hát Trung Quốc Triệu Đại Tân nói, trăm năm của ngành đĩa hát Trung Quốc cũng là trăm năm của công ty đĩa hát Trung Quốc. Trăm năm qua, công ty đĩa hát Trung Quốc đã tích kũy và cất giữ 120 nghìn tấm đĩa hát gốc, bao gồm cả những tấm đĩa hát duy nhất và nghệ thuật điển hình, trở thành nơi ghi lại hoàn chỉnh nhất lịch sử âm nhạc hiện đại của Trung Quốc.
Tiền thân của Tổng công ty đĩa hát Trung Quốc là công ty đĩa hát Bách Đại Phương Đông, thành lập vào năm 1907, và cũng là công ty đĩa hát dân tộc đầu tiên của Trung Quốc. Vừa thành lập, công ty Bác Đại đã ghi âm những tấm đĩa hát như "Hồng Dương Động", "Bán Ngựa" v,v...của đại sư Kinh kịch Đàm Hâm Bồi, gây tiếng vang lớn và tiêu thụ rất lớn, kể từ đó đã mở màn cho việc Trung Quốc tự ghi âm và sản xuất đĩa hát.
Sau ngày giải phóng, ngành đĩa hát Trung Quốc lại cất bước từ đống gạch vụn, và viết nên những trang sáng ngời, cho ra mắt tấm đĩa đầu tiên "Bầu trời khu giải phóng". Năm 1958, Tổng công ty đĩa hát Trung Quốc và các công ty con đã liên tiếp thành lập, hình thành doanh nghiệp nghe nhìn cỡ lớn đầu tiên quy mô hóa và tập đoàn hóa. Tong những năm 90 của thế kỷ trước, công ty Quảng Châu thuộc công ty đĩa hát Trung Quốc cũng bắt đầu nghiên cứu âm nhạc lưu hành đầu tiên của Trung Quốc, và đã cho ra mắt hàng loạt đĩa hát của các ca sĩ như Lý Xuân Ba, Trần Minh v,v ...
Đến nay, công ty đĩa hát Trung Quốc đã thu vào đĩa, vào băng ghi âm và đĩa Com pac 530 nghìn (băng) đĩa, với giọng ca của hơn 4000 ca sĩ thuộc hơn 700 đoàn văn công, đồng thời đã tiêu thụ hơn 1 tỷ (băng) đĩa.
|