Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-20 16:06:00    
Thể dục dụng cụ

cri

Môn xà lệch được bắt nguồn từ châu Âu. Giữa thế kỷ 19 ở châu Âu nổi lên phong trào thể dục dụng cụ nữ. Hồi ban đầu sử dụng các thiết bị giống như nam. Sau thập niên 20 của thế kỷ 20, giới y học cho rằng các thiết bị như xà đơn, xà kép, nhảy ngựa...có cường độ quá lớn đối với thân thể, phụ nữ tham gia những môn này có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bởi vậy đã hủy bỏ môn xà đơn và thay bằng xà lệch, khi luyện tập tay chân và thân thể đều có thể tiếp xúc với khí tài để giảm nhẹ cường độ. Xà nganh được làm bằng thép thủy tinh, hình bầu dục, dài 2,4m, cao 2,3m, xà lệch cao 1,5m, khoảng cách giữa hai xà có thể điều chỉnh trong phạm vi từ 1,1—1,4m. Trong trận chung kết mỗi đội nhiều nhất chỉ có 2 vận động viên tham gia, chỉ những vận động viên xếp trong 8 ngôi đầu hoặc 6 ngôi đầu trong giải đồng đội mới có tư cách tham gia. Cuộc thi tiến hành động tác tự chọn. Cộng một phần hai số điểm của động tác qui định và động tác tự chọn trong giải đồng đội với số điểm động tác tự chọn giải cá nhân để xếp hạng cho vận động viên. Điểm tối đa là 20 điểm. Từ thế vận hội năm 1992 chia làm giải đồng đội và giải cá nhân, lấy thành tích động tác tự chọn để xếp hạng vận động viên. Điểm tối đa là 10 điểm. Năm 1952 đưa đưa vào thi đấu tại thế vận hội ô-lim-pích.

Cầu thăng bằng bắt nguồn từ thời La Mã trước công nguyên. Cuối thế kỷ 18, các nhà thể dục dụng cụ Đức lấy nó để làm khí tài hỗ trợ trong tập luyện, sau đó được truyền vào các nước Âu-Mỹ. Cầu thăng bằng hồi đầu có hình tròn, hai đầu và phần giữa có cột trụ. Đầu thế kỷ 19, nhà thể dục dụng cụ Đức thiết kế cầu thăng bằng thành mặt bằng, đặt trên mặt đất. Năm 1845 Cầu thăng bằng trở thành nôi dung thi đấu thể dục dụng cụ nữ. Cầu thăng bằng có hình vuông, dài 5m, rộng 10cm, cách mặt đất 1,2m. Trong trận chung kết mỗi đội nhiều nhất không vượt quá 2 vận động viên, chỉ những vận động viên xếp trong 8 ngôi đầu hoặc 6 ngôi đầu trong giải đồng đội mới có tư cách tham gia. Cuộc thi chỉ tiến hành động tác tự chọn. Cộng một phần hai số điểm của động tác qui định và động tác tự chọn trong giải đồng đội với thành tích động tác tự chọn để xếp hạng cho vận động viên. Điểm tối đa là 20 điểm. Kể từ thế vận hội ô-lim-pích năm 1992 chia thành giải đồng đội và giải cá nhân, chỉ lấy thành tích động tác tự chọn để xếp hạng cho vận động viên. Điểm tối đa là 10 điểm. Năm 1952 được đưa vào thi đấu tại thế vận hội.