Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-20 14:45:16    
Mục bất thức đinh

cri

Nghe Online

Chữ "Đinh" là chữ có ít nét nhất và đơn giản nhất. Đây có nghĩa chỉ người một chữ cũng không biết.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tân Đường Thư – Truyện Trương Hoằng Tĩnh".

Thời Đường Mục Tông , Trương Hoằng Tĩnh giữ chức Tiết độ sử tại U Châu (Tức vùng Phàn Dương và Trị Sở ở phía tây nam Bắc Kinh ngày nay), là cấp bậc cao nhất tại khu vực thuộc triều nhà Đường lúc bấy giờ. Sau khi đến U Châu, ông sống hết sa đọa, nên dân địa phương ai cũng căm ghét.

Trương Hoằng Tĩnh không những là người ngồi mát ăn bát vàng, mà cũng hết sức ngang ngược, ông thường vỗ ngực ta đây, động một tý là mắng chửi người khác, khinh miệt kẻ bình dân và quan lính cấp dưới.

Một hôm, ông nhạo báng đám quân sĩ rằng: "Hiện nay thiên hạ thái bình, loại lính tráng các anh thì còn được cái tích sự gì, dù các anh có kéo được cây cung nặng hai thạch, thì cũng không bằng người nhận biết một chữ Đinh". Đám quân sĩ biết ông cố ý châm biếm họ không có văn hóa, đều tức đến méo mặt, nhưng chẳng ai dám nói gì cả.

Bấy giờ triều đình điều một khoàn tiền xuống U Châu để phát cho các tướng sĩ, nhưng Trương Hoằng Tĩnh đã nhót mất một nửa. Các tướng sĩ biết được lại càng điên tiết và tỏ ra vô cùng bất mãn. Giữa lúc này, một người họ hàng của Trương Hoằng Tĩnh vì một việc rất nhỏ nhặt đã đánh một sĩ quan ở đây, vụ việc này đã gây nên một cơn nhiễu loạn, nhưng Trương Hoằng Tĩnh chỉ làm ngơ, rồi bắt tất cả những người gây rối lại để xử tội. Những binh sĩ này không thể nào nhịn được nữa, họ phát động cuộc binh biến, giết chết người thân thích của Trương Hoằng Tĩnh và bắt giam ông.

Về sau, cuộc binh biến cũng lắng xuống, Trương Hoằng Tĩnh bị giáng chức xuống làm thứ sử và rời khỏi U Châu,

Hiện nay, người ta cũng có khi dùng câu thành ngữ này để chỉ người mù chữ.