Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-20 09:14:46    
Ngành bán lẻ Trung Quốc tìm cơ hội phát triển trong cạnh tranh và cơ cấu lại

cri
Căn cứ các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới , từ ngày 11 tháng 12 năm nay , ngành bán lẻ Trung Quốc sẽ mở cửa toàn diện ra nước ngoài , việc thương gia nước ngoài mở cửa hàng ở Trung Quốc sẽ không bị hạn chế về phạm vi địa lý và số lượng .

Ngành bán lẻ Trung Quốc mở cửa với thương gia nước ngoài từ năm 1992 . Cho đến nay , trong 50 tập đoàn bán lẻ lớn nhất toàn cầu đã có hơn 40 tập đoàn đi vào thị trưởng bán lẻ Trung Quốc ; Hiện nay , các doanh nghiệp vốn nước ngoài đã mở hơn 2000 cửa hàng ở Trung Quốc .

Tập đoàn Wal mart Mỹ , tập đoàn bán lẻ lớn nhất toàn cầu tuy mở cửa hàng ở Trung Quốc tương đối muộn , nhưng phát triển nhanh chóng . Cách đây không lâu , tổng giám đốc toàn cầu tập đoàn Wal mart Li Scốt một lần nữa tới thăm Trung Quốc . Ông rất hài lòng trước bước phát triển của Wal mart ở Trung Quốc và tràn đầy lòng tin trước sự phát triển tiếp theo của Wal mart ở Trung Quốc . Ông nói :

" Trong 8 năm qua , Wal mart đầu tư ở Trung Quốc và đã mở cửa hàng ở nhiều thành phố Trung Quốc . Tôi rất hài lòng nói với mọi người rằng , Wal mart đang phát triển nhanh chóng ở Trung quốc , doanh thu tăng lên , số người làm việc tăng lên , số cửa hàng tăng lên . Cách đây không lâu , tôi đã đi dự Lễ khai trương cửa hàng Vũ Hán trung tâm mua sắm Wal mart Vũ Hái , đây là cửa hàng thứ 40 của chúng tôi ở Trung Quốc . Chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa hàng ở Trung Quốc ."

Được biết , Wal mart sẽ mở thêm 10 cửa hàng ở Trung Quốc năm 2005 .

Đương nhiên ,tập đoàn bán lẻ tràn đầy niềm tin đối với sự phát triển ở Trung Quốc không chỉ tập đoàn Wal mart . Tập đoàn Carrefour Pháp và Metro Đức , hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt với tập đoàn Wal mart cũng như những tập đoàn bán lẻ khác cũng có chí lớn trong kế hoạch phát triển ở Trung Quốc .

Tập đoàn Carrefour Pháp sớm đi vào thị trường Trung Quốc cho biết , trong 3 năm tới , tổng số cửa hàng của Carrfour ở Trung Quốc sẽ vượt quá 100 .

Việc thương gia nước ngoài , đặc biệt là các tập đoàn bán lẻ lớn đi vào thị trường Trung Quốc đã mang lại áp lực và thách thức to lớn cho nhiều doanh nghiệp thương mại Trung Quốc . Đối với các doanh nghiệp thương mại Trung Quốc mà nói , họ vừa mới rời khỏi hình thức quản lý và kinh doanh kinh tế kế hoạch , vừa mới bươn trải trong môi trường kinh tế thị trường ,còn thiếu kinh nghiệm . Các doanh nghiệp thương mại dân doanh vừa mới trỗi dậy tuy có chí lớn nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề về quy mô và hiệu quả kinh doanh .

Đối mặt với thế tấn công hùng hổ của các nhà doanh nghiệp nước ngoài , các nhà bán lẻ Trung Quốc trước hết lựa chọn con đường cơ cấu và điều chỉnh lại , mong thông qua con đường này mở rộng quy mô doanh nghiệp , nâng cao khả năng cạnh tranh . Tập đoàn Bách Liên thành lập tháng 4 năm 2003 là một dấu son quan trọng . Để xây dựng "tàu sân bay"thương mại của Trung Quốc , những đối thủ cạnh tranh như Công ty hữu hạn tập đoàn bách hóa thứ nhất Thượng Hải và Công ty hữu hạn Tập đoàn Hoa Liên Thượng Hải v v...cuối cùng đã hoà giải và đi đến hợp tác . Tập đoàn Vương Phủ Tỉnh đặt trụ sở ở Bắc kinh gần đây cũng tăng thêm cường độ sát nhập và điều chỉnh , quyết tâm giữ và mở rộng tiếng tăm "Vương Phủ Tỉnh", nhãn hiệu nổi tiếng của Trung Quốc .

Thế hoạt động cơ cấu lại , sát nhập và điều chỉnh lại của các doanh nghiệp thương mại Trung Quốc hiện nay liệu có đi đến mục tiêu dự định của họ không ? Nhân sĩ trong cuộc có nhận xét khác nhau .

Tập đoàn Quốc Mỹ là hệ thống doanh nghiệp tiêu thụ đồ điện lớn nhất ở Trung Quốc . Khi nói đến vấn đề sát nhập , phó ban kế hoạch ông Vương Lực Hồng cho biết :

" Trong tương lai, tập đoàn Quốc Mỹ chắc chắn sẽ cơ cấu lại và sát nhập những doanh nghiệp nào đó , nhưng các bước đi của chúng tôi đều hết sức thận trọng và sát thực tế , có lợi cho sự phát triển của Quốc Mỹ , có lợi cho sự trưởng thành lành mạnh của toàn bộ hệ thống Quốc Mỹ . Sát nhập một doanh nghiệp nào đó chắc chắn có thể tiêu hóa , không đến nối ăn không tiêu ."

Một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc cũng có nhận xét về sự phát triển của ngành bán lẻ Trung Quốc trong tương lai . Ông Trương Tiếu Vũ , phó hội trưởng thường trực Hội nghiên cứu Công ty xuyên quốc gia quốc tế Trung Quốc nói , ưu thế cạnh tranh lớn nhất của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia là nhãn hiệu , về mặt này , các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc còn có khoảng cách rất lớn so với họ . Ông Vũ cho rằng , các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc muốn nâng cao hiệu quả của nhãn hiệu , trước hết phải nâng cao tín nhiệm thương mại . Ông cho biết :

" Tôi cho rằng , làm một doanh nghiệp bán lẻ , dù thành lập tập đoàn như thế nào cũng phải nắm vững hai điều , một là không bán hàng giả và chất lượng kém ; Thứ hai , tăng cường quản lý nội bộ ."

Theo phân tích , cùng với việc kinh tế Trung Quốc phát triển và GDP bình quân đầu người vượt qua 1000 đô la Mỹ , trình độ và khả năng tiêu dùng của người Trung Quốc sẽ không ngừng nâng cao , vì vậy , trên thị trường bán lẻ cạnh tranh quyết liệt , ai cung cấp mặt hàng vừa rẻ vừa đẹp và dịch vụ chu đáo , thì có thể giành lấy thật nhiều người tiêu dùng .