Trường thành mà chúng ta ngày nay trông thấy và được bảo tồn khá hoàn chỉnh là bức tường biên giới được xây dựng trong đời Nhà Minh với tổng chiều dài hơn 6300 km, phía đông từ sông Áp Lục, phía tây từ Gia Dụ Quan đi qua 9 tỉnh, thành phố và Khu tự trị như Liêu Ninh, Hà Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Ninh Hạ và Cam Túc.
Trường Thành nhà Minh
Hồi đầu nhà Minh, quốc lực chưa mạnh và từng đưa quân tiến đánh Mạc bắc, quan Tùng Liêu, đánh thông tới đường hành lang hà tây, đưa biên giới tới phía tây Đại hưng an lĩnh, lưu vực sông Hắc Long Giang. Thế nhưng không sao giải quyết triệt để sức ép của các dân tộc du mục đối với các khu vực nông nghiệp, Chu Nguyên Chương lại từng tiếp thu kiến nghị của Chu Thăng về "xây tường cao", ý thức xây tường phòng thủ rất mạnh, bởi vậy trong hơn 200 năm đời nhà Minh không hề ngừng việc tu sửa và xây dựng Trường Thành.
Trường Thành nhà Minh là công trình xây dựng Trường Thành với thời gian dài nhất, công trình lớn nhất, hệ thống phòng ngự hoàn thiện nhất, kết cấu vững chắc nhất trong lịch sử Trung Quốc, nó đóng vài trò rất lớn trong việc giữ gìn an ninh, ổn định của nhân dân khu vực nông nghiệp nhà Minh, sự thông suốt về giao lưu đường bộ giữa Trung Quốc với phương tây. Trường Thành nhà Minh cũng thể hiện lên kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc đạt tới trình độ cao cũng như sự thông minh tài trí của nhân dân lao động thời cổ.
Lịch sử xây dựng Trường Thành ở Trung Quốc bắt đầu từ thời Xuân Thu chiến quốc, đến đời nhà Minh thì chấm dứt.
Xây dựng Trường Thành là một công trình hùng vĩ lại gian nan.
Lao động xây dựng Trường Thành đến từ quân đội canh giữ vùng biên cương, huy động dân công và phạm nhân đi làm khổ sai, có tới hằng chục vạn người, áp dụng biện pháp bao thầu chia đoạn.
Vật liệu gỗ, đá trong xây dựng lấy ngay tại địa phương; gạch đá, vôi trong đời nhà Minh hoặc sản xuất tại địa phương hoặc từ nơi khác chuyển tới. Sau đó dùng nhân công chuyển lên đỉnh núi.
1 2 3
|