Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-15 17:31:20    
Kinh kịch Trung Quốc trong thách thức và phát triển

cri
Ông Thượng Kế Xuân năm nay 54 tuổi là cháu trưởng của ông Thượng Tiểu Vân, một trong 4 vai Đào nổi tiếng của Kinh kịch Trung Quốc. Tuy ông Thượng Kế Xuân là diễn viên cấp 1 quốc gia của viện Kinh kịch tỉnh Sơn Tây, nhưng lương thu nhập của ông, chỉ bằng thu nhập tương đối thấp của cư dân thành thị.

Do ngân sách của địa phương cũng như khả năng chi tiêu cho đời sống văn hóa của khán giả địa phương có hạn, cho nên lương tháng cố định của hơn 110 diễn viên nhà hát Kinh kịch tỉnh Sơn Tây chỉ có mấy trăm Nhân dân tệ, mỗi năm diễn xuất gần 180 buổi, thế nhưng tiền trợ cấp cho mỗi diễn viên của mỗi buổi diễn chỉ có vài chục Nhân dân tệ. Ông Thượng Kế Xuân nói: " Đây là hiện trạng của nhiều đoàn Kinh kịch tại các khu vực kinh tế chậm phát triển. Tuy thời buổi này không phải là thời kỳ vàng son của Kinh kịch, song tôi vẫn cho rằng Trung Quốc không thể thiếu văn hóa của tuồng kịch truyền thống; là một diễn viên, tôi càng không thể từ bỏ nghệ thuật Kinh kịch.

Ông Thượng Kế Xuân nói tiếp: "Do ảnh hưởng của ông nội và bố, tôi lên sân khấu biểu diễn từ năm mới lên 6 tuổi, trong suốt 50 năm dấn thân vào Kinh kịch, tôi cho rằng, Kinh kịch đã đúc kết lịch sử lâu đời và văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đã ngưng tụ tinh thần theo đuổi chân thiện mỹ của dân tộc, được coi là quốc tuý. Đối với mấy thế hệ trong gia đình tôi mà nói, Kinh kịch đã biến thành dòng máu trong sinh mệnh của người, không thể dứt ra được. Chính vì vậy, khi Kinh kịch tạm thời rơi vào tình trạng ảm đạm. Tôi vẫn phải giữ gìn mảnh vườn tinh thần này bằng cả sinh mệnh của mình."

Gần đây, ông Thượng Kế Xuân đã gặp gỡ chú ba của mình là ông Thượng Trường Liên tại liên hoan nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc. Trong vở Kinh kịch "Đến Tây Khẩu", ông Thượng Kế Xuân sắm vai một thương nhân tỉnh Sơn tây. Còn ông Thượng Trường Vinh nhà nghệ thuật Kinh kịch có tiếng tăm từ lâu thì sắm vai một quan lại liêm khiết của đời nhà Thanh trong vở Kinh kịch mới "Quan liêm khiết Vu Thành Long " thuộc nhà hát Kinh kịch Thượng Hải. Đều với hình tượng vai diễn mới mẻ trên sân khấu, hai chú cháu đã tiếp tục viết nên những trang mới trong làng Kinh kịch Trung Quốc về việc ba đời họ Thượng hiến thân cho nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc.

Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, ông Thượng Tiểu Vân đã mở lớp đào tạo nhân tài Kinh kịch sớm nhất của Trung Quốc, ông đề xướng dàn dựng những vở Kinh kịch mới; thế hệ hai trong gia tộc họ Thượng do ông Thượng Trường Vinh làm đại diện, đã sắm các vai Tào Tháo, Ngụy Chính với hình tượng sân khấu mới mẻ, khiến các vở Kinh kịch "Tào Tháo và Dương Tú", "Trinh Quan Thịnh sự" diễn nhiều buổi nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả, cho đến nay công chúng vẫn thường xuyên tấm tắc khen. Việc ông Thượng Kế Xuân sắm vai chính trong vở "Đến Tây Khẩu", đây là lần đầu tiên đưa đề tài lập nghiệp về thương mại của tỉnh Sơn Tây từng đóng vai trò quan trọng lịch sử kinh tế Trung Quốc lên sân khấu tuồng kịch Trung Quốc.

Ông Thượng Kế Xuân cho rằng: nguyên nhân Kinh kịnh Trung Quốc rơi vào tình trạng ảm đạm là vì thiếu nguồn khán giả. So với việc bồi dưỡng diễn viên thì việc bồi dưỡng cảm hứng của khán giả đối với Kinh kịch là cả một chương trình hệ thống gian nan. Nếu như không có những vở Kinh kịch mới gần gũi với đời sống hiện thực, nhân vật trên sân khấu không làm rung động khán giả, thì khán giả sẽ xa dần các rạp tuồng kịch, hiện tượng khán giả Kinh kịch bị đứt đoạn còn sẽ tiếp tục. bởi vậy, tuy ở trong tình trạng khó khăn, song nhà hát Kinh kịch không thể nghỉ diễn, các diễn viên không thể sống "tạm bợ" cho qua ngày.