Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-15 14:18:50    
Tại sao đuốc vẫn cháy ngùn ngụt trong thời gian diễn ra Thế vận hội?

cri
1. Tại sao đuốc vẫn cháy ngùn ngụt trong thời gian diễn ra Thế vận hội?

Thế vận hội lần thứ 7 tổ chức tại An-ve-pen, Bỉ vào năm 1920. Ban tổ chức thảo luận thông qua việc đốt đuốc trong sân thi đấu để tượng trưng hoà bình và kỷ niệm các tướng sĩ thuộc khối liên minh các nước ký hiệp ước đã hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Để tuyên dương tinh thần Ô-lim-pích và chuyền bá hữu nghị và hoà bình, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế thông qua nghị quyết vào năm 1928, chính thức quy định tổ chức lễ đốt cháy lửa thiêng trọng thể trong lễ khai mạc, lấy việc đuốc cháy và đuốc tắt tượng trưng Thế vận hội khai mạc và bế mạc.

Năm 1928, Thế vận hội lần thứ 9 tổ chức tại Am-xtéc-đam Hà Lan đã chấp hành nghị quyết này. Lúc đó, theo truyền thống của Thế vận hội cổ xưa đốt cháy đuốc thiêng bằng kính lồi tại núi Ô-lim-pích Hy Lạp, đi qua Hy Lạp, Nam Tư, Áo và Đức rồi đến Hà Lan, theo thời gian quy định vào sân Am-xtéc-đam đang tổ chức lễ khai mạc, đốt cháy ngọn lửa Tháp lửa thiêng.

Thế vận hội Béc-lin Đức lần thứ 11, chính thức dùng người đưa đón lửa thiêng bằng phương thức chạy tiếp sức. Mọi người cho rằng vận động viên đón chào lửa thiêng bằng phương thức chạy tiếp sức, có lợi cho việc mở rộng ảnh hưởng của Thế vận hội, chuyển bá tinh thần Ô-lim-pích, từ đó các cuộc Thế vận hội đều theo phương thức này.

1  2