Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-10 14:12:29    
Nhà toán học quốc tế Trần Tỉnh Thân

Xin Hua

Nghe Online

19 giờ 14 phút tối ngày 3 tháng 12 vừa qua , giáo sư Trần Tỉnh Thân , nhà toán học quốc tế , nhà giáo dục nổi tiếng , viện sĩ quốc tịch nước ngoài của Viện khoa học Trung Quốc , giám đốc danh dự Viện nghiên cứu toán học Nam Khai qua đời , hưởng thọ 93 tuổi .

Thời thiếu niên , ông Trần Tỉnh Thân đã biểu lộ tài hoa toán học phi thường . Ông có đóng góp to lớn cho môn hình học vi phân chỉnh thể , ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của tóan học . Ông từng chủ trì và thành lập 3 Viện nghiên cứu toán học , bồi dưỡng một loạt nhà toán học nổi tiếng thế giới . Khi tuổi già ông trở về và chủ trì công tác ở Viện nghiên cứu toán học Trường đại học Nam Khai ở thành phố Thiên Tân , đào tạo tài năng mới , làm như vậy là để thực hiện một ước mơ , đó là: khiến Trung Quốc trở thành nước toán học lớn trong thế kỷ 21 .

Ông Trần Tỉnh Thân sinh năm 1911 ở Gia Hưng tỉnh Triết Giang . Vì năm đó là năm Tân Hợi , cho nên ông lấy hiệu Tân Sinh , tên Tỉnh Thân lấy từ câu " Ngô Nhật Tam Tỉnh Ngô Thân" trong Luận Ngữ , nghĩa là ta kiểm điểm lại ta ba lần trong một ngày .

Lúc 9 tuổi , ông thi vào Trường trung học Tú Châu lớp một dự bị . Lúc đó ông đã biết làm bài toán rất khó và đã đọc bộ sách : Phong Thần Bảng và Thuyết Nhạc Toàn Truyện v v.... Mùa thu năm 1922 , bố ông lên Thiên Tân nhiệm chức ở toà án , cả nhà ông dọn đến Thiên Tân .

Chưa đến 15 tuổi , ông đã thi vào khoa lý Trường đại học Nam Khai . Ông là sinh viên có tài hoa nổi tiếng cả trường , những học sinh lớn tuổi hơn ông đều đến hỏi ông khi gặp bài khó .

Ông Thần Tỉnh Thân rất thích giúp đỡ người khác . Năm thứ nhất đại học có môn Văn .Giáo viên ra đề làm văn , ông làm rất nhanh , một đề thường làm nhiều bài với nội dung khác nhau . Có bạn nào xin , ông cho liền , chỉ giữ lại một bài cho mình . Khi thầy trả bài , ông mới phát hiện , những bài văn ông cho bạn được điểm cao hơn bài ông giữ lại .

Khi vào trường đại học , bố và bản thân ông Trần Tỉnh Thân đều cho rằng học môn vật ký thực tế hơn , dự định chọn môn vật lý khi phân ban vào năm thứ hai , nhưng vì Trần Tỉnh Thân không thích làm thí nghiệm , đã không muốn học hoá , cũng không muốn học vật lý , thì còn một con đường là học toán .

Chủ nhiệm khoa toán Khương Lập Phu ảnh hưởng rất lớn tới ông Trần Tỉnh Thân . Khoa toán khoá học năm 1926 chỉ có 5 sinh viên , ông Trần Tỉnh Thân và Ngô Đại Nhiệm là hai sinh viên ưu tú nhất . Ông Ngô Đại Nhiệm là người Quảng Đông , tốt nghiệp từ Trường trung học Nam Khai , được miễn thi vào Trường đại học Nam Khai , vốn học khoa vật lý , sau chuyển sang khoa toán , ông Nhiệm rất thân với ông Trần Tỉnh Thân . Hai ông là bạn thân suốt đời của nhau .

Khi học năm thứ hai , chủ nhiệm khoa Khương Lập Phu cho ông Trần Tỉnh Thân giúp mình chấm bài thi . Lúc đầu chỉ cho ông chấm bài thi của sinh viên năm thứ nhất , về sau cả bài thi của sinh viên năm thứ hai cũng cho ông chấm , bài thi của một giáo sư khác cũng đưa cho ông chấm .

30 năm cuối cuộc đời , tuy tuổi đã cao , nhưng ông Trần Tỉnh Thân vẫn đi lại giữa hai bờ Đại Tây Dương , đêm hết tâm huyết cho sự nghiệp khoa học kỹ thuật của Trung Quốc , đào tạo được rất nhiều tài hoa toán học . Ông còn gọi hai học sinh xuất sắc nhất về nước , làm việc ở trường đại học Nam Khai , trở thành lực lượng mới kiệt xuất nhất trong giới toán học Trung Quốc .

Trường đại học Nam Khai xây một ngôi nhà hai tầng rất đẹp cho vợ chồng Trần Tỉnh Thân ,lấy tên Ninh Viên , từ đó Ninh Viên trở thành nhà ở Trung Quốc của hai vợ chồng Trần Tỉnh Thân .

Ông Trần Tỉnh Thân say mê toán học , nhưng ông cũng rất quan tâm sự phát triển của toán học ở Trung Quốc , mong muốn Trung Quốc trở thành nước toán lớn. Ông nhiều lần chứng minh mục tiêu Trung Quốc trở thành một nước toán lớn trong thế kỷ 21 là có lý do đầy đủ , vì tài năng toán của người Trung Quốc không còn nghi ngờ gì nữa , vì toán học là một môn học rất linh hoạt , và mang tính chất cá nhân , rất thích hợp đối với người Trung Quốc . Ngay từ những năm đầu 80 thế kỷ trước , tại nhiều diễn đàn nổi tiếng trong và ngoài nước , ông đều phát biểu rằng "mong muốn của chúng tôi là Trung Quốc trở thành một nước toán lớn trong thế kỷ 21 ."

Trong khi ông Trần Tỉnh Thân làm việc quên mình , vợ ông Trịnh Sĩ Ninh sống chan hoà cùng ông những 60 năm đã qua đời lặng lẽ trong một cơn bệnh tim đột phát không kịp cấp cứu khi bà đang nghỉ trưa ngày 12 tháng 1 năm 2000 . Sự qua đời của vợ kích động mạnh tới ông Trần Tỉnh Thân .

Ông Trần Tỉnh Thân từng viết những câu sau đây với tình cảm tha thiết : Dù trong thời kỳ chiến tranh hay thời kỳ hoà bình , dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn , chúng tôi luôn luôn sống hạnh phúc , hài hoà và giản dị . Những thành tựu tôi đạt được trong nghiên cứu toán học , có thể nói là kết tinh của sự nỗ lực chung của hai vợ chồng chúng tôi .

Được tin ông qua đời , khu vườn trường đại học Nam khai chìm trong bầu không khí buồn đau ,hàng nghìn sinh viên tưởng nhớ ông với nhiều hình thức khác nhau . Nhiều sinh viên đến Ninh Viên , ngôi nhà ở của ông Trần Tỉnh Thân , thắp sáng cây nến đặt trên bực thềm ngôi nhà, lùi sau mấy bước , cúi đầu chào rồi lặng lẽ ra đi .

Ông Trần Tỉnh Thân đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp toán học , cho trường đại học Nam Khai , cho Tổ quốc vĩ đại , Tuy ông đã qua đời , nhưng tinh thần cao cả của ông vẫn khuyến khích đông đảo sinh viên cố gắng học tập để trở thành rường cột của nước nhà .