Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-09 19:17:01    
Đào tạo những học trò được mình khâm phục

Xin Hua
Ông Lâm Sùng Đức năm nay 63 tuổi, là Giáo viên Hướng dẫn Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Viện Nghiên cứu Tâm Lý Phát triển của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, tận tụy mấy chục năm trên cương vị giảng dạy, cố gắng "đào tạo ra những học trò được mình khâm phục", đã hiến dâng cả cuộc đời cho học trò cũng như sự nghiệp tâm lý học.

Tháng 5 năm 1960, Ông Lâm Sùng Đức đã thi vào trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh và trở thành sinh viên đợt đầu chuyên ngành tâm lý học của trường này.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Ông Lâm Sùng Đức đã toại nguyện và trở thành một giáo viên nhân dân vẻ vang. Trong cuộc đời 13 năm giáo viên trung tiểu học và 26 năm giáo viên đại học, Ông coi việc dạy học làm người là mục tiêu phấn đấu suốt đời của mình.

"Liệu có thể đào tạo được nhân tài ưu tú cần cho Nhà nước hay không, là tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá đức hạnh của giáo viên. Đại học, nhất là giáo viên trường đại học trọng điểm, phải coi việc đào tạo Rường cột Nhà nước, nhân tài giàu tính sáng tạo và có tố chất cao là nhiệm vụ của mình". Ông Lâm Sùng Đức thường khích lệ mình bằng những lời lẽ này.

Ông đã đao tạo được 51 tiến sĩ. Trong có 31 người trở thành Giáo sư, 24 người là giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Có nhiều người đã trở thành Giáo viên Chuyên nhiệm, con chim đầu đàn về học thuật, thậm chí có người còn là Giáo sư của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Ông Lâm Sùng Đức từng nói: Sự thành công của giáo viên là ở chỗ đã đào tạo ra người học trò được mình khâm phục. Học trò không muốn trội hơn thày giáo không phải là học trò giỏi, giáo viên không muốn học trò trội hơn mình là giáo viên tồi.

"Nghiêm giữa lúc nghiêm, yêu trong nhỏ xíu". Đối với học trò trong đời sống, Ông Lâm Sùng Đức khác nào như một người cha hiền từ, song trong hoc tập và công tác, Ông lại là một người nổi tiếng về quản lý nghiêm. Cái "nghiêm" đối với học trò của Ông, trước hết là yêu cầu nghiêm khắc với đạo "làm người". Thường ngày Ông yêu cầu học trò từ việc nhỏ cụ thể và đời sống hàng ngày, kết hợp giữa đạo làm người với phát tiển học hành. Một cái "nghiêm" nữa là, "nghiêm khắc" trong học hành.

Ông Lâm Sùng Đức có tiêu chuẩn cao và không cẩu tha trong yêu cầu học hành của học trò. Nhất là đối với luận án tốt nghiệm của sinh viên, từ lựa chọn tư liệu, xác định cái khung, đến phân tích số liệu, đưa ra kết luận, thậm chí đến cả nhuận sắc của văn chương, Ông cũng phải tự tay làm mới nên. Dưới sự chỉ đạo và yêu cầu nghiêm khắc của Ông, luận án tiến sĩ của một số sinh viên đã phải sửa đi sửa lại đến hơn 20 lần.

Ngoài giảng dạy, Ông Lâm Sùng Đức còn dồn hết thời giam và tinh lực vào lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học phát triển. Qua gần 20 năm dựng nghiệp gian nan, Sở Nghiên cứu Tâm lý Phát triển của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh từ không đến có, từ nhỏ đến lớn và ngày nay đã trở thành một đơn vị nghiên cứu tâm lý học phát triển hàng đầu của Trung Quốc và có tê ntuổi trên quốc tế, đồng thời còn được Hội đồng Học vị QuốcVụ viện đánh giá là điểm tiến sĩ đạt trình độ quốc tế.

Ngay từ năm 1983, Ông Lâm Sùng Đức là người đầu tiên nêu ra phải coi trọng vấn đề tâm lý lành mạnh của học sinh trung tiểu học. Ông đã cấu trúc cái khung tâm lý học cho thanh thiếu niên và nhi đồng Trung Quốc, đã có đóng góp quan trọng và sáng tạo cho sự nghiệp tâm lý học của Trung Quốc.

Trong lúc rảnh rơi của việc nghiên cứu khoa học giảng dạy, Ông cũng không quên chỉnh lý và tổng kết những thành quả nghiên cứu. Cho đến nay, Ông đã phát biểu hơn 160 luận án khoa học hoặc báo cáo nghiên cứu, đã xuất bản 16 trước tác; Còn biên soạn sách công cụ và Tủ sách Khoa học với gần 40 triệu chữ, Ông đã nhận được 24 giải thưởng. Trước tác của Ông đã có độ dầy 180 cen-ti-mét, từ lâu đã vượt chiều cao của Ông là 169 cen-ti-mét. Dùng "Trước tác đo Tầm cao" đã không sao hình dung chính xác tính cần mẫn của Ông.