Dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Trung Quốc và Đức, làng Nam Trương Lâu đã tiến hành chấn chỉnh đối với 267 thửa ruộng canh tác phân tán, tăng thêm 100 ha đất canh tác mới; những mảnh đất phân tán trước đây được kết nối thành một dải, chia thành những khu trồng trọt gồm có kênh tưới tiêu, rừng phòng hộ, đường dành riêng cho các loại xe nông nghiệp; thực hiện cơ giới hoá trong cày bừa, thoát hạt...năng suất lao động được nâng cao rất lớn.
Các chuyên gia Bộ Tài nguyên đất đai Trung Quốc nói, rất nhiều vấn đề ở các vùng nông thôn Trung Quốc đều là do cơ cấu đất đai cũ gây nên. Những vấn đề này chủ yếu là: các thửa ruộng chia quá nhỏ, đường bờ ruộng quá nhiều, năng suất lao động thấp, không có tính bền vững, đường xá và hệ thống tưới tiêu không đồng bộ, những mảnh đất rời rạc chưa được tận dụng khá nhiều.
Vị chuyên gia này cho biết, sự phát triển nhanh chóng của đô thị đã làm tăng thêm áp sực về đất đai, việc chấn chỉnh và ưu hóa tận dụng đất đai trở nên bức xúc. Bởi vậy từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, Bộ Tài nguyên đất đai Trung Quốc đã triển khai công tác chấn chỉnh đất đai trong phạm vi cả nước.
Được biết, công tác này bao gồm các biện pháp như công trình, sinh học...chấn chỉnh những thửa ruộng nhỏ phân tán và những mảnh đất bỏ hoang chưa được tận dụng; tiến hành cải tạo và đưa vào sử dụng đối với những khu đất bị phá hoại do bỏ hoang, khai khoáng, thiên tai...khai thác tận dụng nguồn tài nguyên đất đai chưa được tận dụng dưới tiền đề phòng chống sa mạc hóa và chống xói mòn. 1 2
|