Dân tộc Mãn chủ yếu cư trú ở 3 tỉnh miền đông bắc Trung Quốc, trong đó ở tỉnh Liêu Ninh có đồng bào dân tộc Mãn nhiều nhất.
Dân tộc Mãn có lịch sử lâu đời, tổ tiên của dân tộc Mãn là người Túc Thận vào 2000 năm về trước. Thời nhà Liêu, Tống, Nguyên, Minh, gọi là dân tộc Nữ Chân, sinh sống lâu dài ở khu vực phía đông núi Trường Bạch Sơn, Hắc Long Giang và lưu vực sông U-xu-ly. Cuối thế kỷ 16, Nu-ơ-ha-chi nổi dậy. Sau đó, dần dần hình thành một cộng đồng mới—dân tộc Mãn lấy dân tộc Nữ Chân làm chủ thể và gồm một số người Hán, người Mông Cổ và người Triều Tiên.
Dân tộc Mãn có tiếng nói và chữ viết của mình. Chữ dân tộc Mãn được sáng chế theo chữ dân tộc Mông Cổ vào cuối thế kỷ 16.
Dân tộc Mãn là một dân tộc hát hay múa giỏi. Mỗi dịp tết đến hay tổ chức đám cưới, quân đội đi chinh chiến hay thắng trận trở về, tổ chức lễ mừng thọ và cúng tế v,v, đều phải múa hát thâu đêm.
Kỳ bào là một trong những trang phục thịnh hành hiện đại, có tiếng tăm rất cao trong giới trang phục quốc tế. Kỳ bào diễn biến từ trang phục cổ xưa của dân tộc Mãn. Ngày xưa, kỳ bào là áo đàn ông đàn bà Mãn Châu, Mông Cổ và quân đội người Hán mặc. Áo dài đàn ông phần lớn là màu xanh da trời, màu xám hoặc màu xanh; áo dài đàn bà phần lớn là màu trắng. Kỳ bào dân tộc Mãn còn có một đặc điểm nữa là đồng bào dân tộc Mãn còn mặc thêm một chiếc áo trấn thủ ngoài áo dài.
Chịu ảnh hưởng của làn sóng trang phục kiểu mới trong và ngoài nước, từ thập niên 40 thế kỷ 20, kỳ bào đàn bà thay đổi từ ống tay rộng thành ống tay hẹp, từ rộng lớn thành bó sát buộc lưng và dài đến cổ chân, về sau dần dần hình thành các kiểu kỳ bào chú trọng màu sắc, đồ trang sức và thể hiện cái đẹp của vóc dáng phụ nữ. Do kỳ bào rất thích hợp thể hình, cá tính hiền lành và tính tình dân tộc của phụ nữ Trung Quốc, nên kỳ bào có nguồn gốc trang phục truyền thống của dân tộc Mãn từng bước trở thành một tiêu chí của trang phục dân tộc Trung Quốc, giành được sự yêu thích và khen ngợi của phụ nữ trong và ngoài nước.
Bánh ngọt là thực phẩm chủ yếu của dân tộc Mãn vào ngày thường và ngày tết. Bánh ngọt làm bằng gạo nếp.
Khi phụ nữ dân tộc Mãn sắp đẻ, đồng bào cuốn chiếu trên giường lên, đặt một viên đá lên chiếu, rồi rải một ít rơm trên giường, phụ nữ đẻ con trên rơm. Phong tục này mang đậm đặc sắc chất phác, phóng khoáng của dân tộc săn bắn. Rơm khô vừa có thể chống ẩm, vừa có thể chống rét giữ ấm.
Nếu đẻ một đứa con trai, đồng bào dân tộc Mãn treo một chiếc cung làm bằng gỗ ngoài cửa, dân gian gọi là "tên công tử", có ý chúc đứa bé trở thành một dũng sĩ giỏi về cưỡi ngựa và bắn tên. Nếu đẻ một đứa con gái, đồng bào dân tộc Mãn treo một tấm vải đỏ bên phải cánh cửa, tượng trưng tốt lành.
Khi trẻ sơ sinh tròn một tháng, đồng bào dân tộc Mãn đặt đứa bé vào một chiếc nôi treo cao. Đây là phương pháp nuôi trẻ truyền thống của dân tộc Mãn. Chiếc nôi làm bằng gỗ mỏng, dài 2 mét, rộng 1,5 mét, hai đầu hình tròn, trông như chiếc tàu thủy. Dùng bốn dây treo nôi lên xà nhà, cách mặt đất một cự ly nhất định, rồi đặt đứa bé vào. Nếu đứa bé khóc thì cho bú; nếu không khóc thì lay động, rất tiện, bà mẹ còn có thể làm chút việc nhà.
|