Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-07 10:44:34    
Trâu Hữu Vân – Người giáo viên gương mẫu kiên trì 30 dậy học tại vùng miền núi

Xin Hua
Vì trẻ em bình thường trong bản làng, anh đã lặng lẽ âm thầm kiên trì 30 năm trên bục giảng một mét tại khu núi thẳm rừng sâu. Anh nói, anh cảm thấy hạnh phúc khi thấy các em cất bước và bắt đầu một hành trình của cuộc sống mới khi rời bản làng. Anh là Trâu Hữu Vân – người giáo viên tại điểm dậy học núi Thái Dương thị trấn Giá Lâm huyện Vĩnh Tu tỉnh Giang Tây, là một Giáo viên gương mẫu toàn quốc.

Trẻ em tại núi thẳm rừng sâu khu hồ chứa nước Giá Lâm miền tây bắc tỉnh Giang Tây, mỗi ngày đi học phải trèo đèo lội suối vượt qua 20 – 30 dặm đường núi, nên có nhiều em vì vậy đành phải bỏ học. Năm 1973, Chính quyền địa phương thành lập thử một điểm dậy học trong làng với tên gọi núi Thái Dương, nhằm tiện lợi cho việc học hành của trẻ em trong 3 làng: núi Thái Dương, núi Dương Gia và núi Lôi Đầu.

Song trong năm đầu, điểm dậy học này đã thay đổi 6 giáo viên, nhưng chưa có ai kiên trì đến cùng. Mùa xuân năm 1974, Trâu Hữu Vân tốt nghiệp từ Phân Hiệu Vân Sơn trường Đại học Cộng sản Giang Tây, trở thành một giáo viên của trường tiểu học làng Hoàng Lĩnh thị trấn Giá Lâm huyện Vĩnh Tu tỉnh Giang Tây. Năm đó anh mới 20 tuổi. Nửa năm sau, anh tình nguyện đến điểm dậy học tại núi Thái Dương.

Từ 45 đồng đến 668 đồng, đây là sự thay đổi lương tháng của Trâu Hữu Vân trong 30 năm qua. Lương tháng 668 đồng là tiền lương sau khi được chuyển vào biên chế hồi năm ngoái, còn trước đó, thu nhập mỗi tháng nhiều nhất của anh cũng chỉ là 280 đồng.

Trong 30 năm qua, đời sống hằng ngày của Trâu Hữu Vân vừa căng thẳng lại đầy tiết tấu: chưa tới 5 giờ sáng đã phải tỉnh giấc, cùng người vợ gánh nước, cho lợn ăn, nấu cơm và chăm sóc người già; 7 giờ dẫn đám trẻ cùng làng đến điểm dậy học ở ngoài 3 đồi núi, phải trèo đèo lội suối mất hơn một tiếng đồng hồ mới tới nơi; sau giờ giảng buổi sáng, anh còn phải hâm cơm cho học sinh, nấu cơm cho mình, rồi sửa bài và soạn bài; đôi khi buổi trưa phải lên núi chặt củi chuẩn bị cho nhà trường; khoảng 4 giờ chiều tan học, lại dẫn các bọn trẻ cùng làng về nhà. Khu hồ chứa nước mỗi khi đến mùa nước, Trâu Hữu Vân không những phải đưa các em trong làng đến trường, mà còn phải đi đón các trẻ em ở làng khác, và lại phải đưa các em tới nơi an toàn sau khi tan học.

30 năm qua, tiếng đọc sách trong làng không có gì thay đổi, nhưng thế giới bên ngoài cũng như quan niệm con người đã có thay đổi to lớn. Thiếu thốn trong vật chất, đôi khi cũng làm cho Trâu Hữu Vân cảm thấy nỗi cay đắng trong quá trình kiên trì.

Dưới sự cố gắng của Trâu Hữu Vân, tỷ lệ đến tuổi đi học của trẻ em trong làng năm nào cũng đạt 100 %, có hơn 20 em đã lần lượt thi vào các trường trung cao cấp chuyên nghiệp. Như vây, anh Trâu Hữu Vân đã dẫn từng em vào lớp học rồi lại tiễn biệt từng em xa rời bản làng.

Đối với Trâu Hữu Vân, các em là của báu nhất trong tính mạng của mình. Chu Trạch Hương – người vợ của anh bắt đầu đến trường giúp anh nghĩa vụ chăm sóc học sinh kiêm nhiệm một phần giờ giảng từ năm 1984.

Kiên trì suốt trong 30 năm, cho dù con đường gồ ghề khúc khuỷu, song Trâu Hữu Vân vẫn cảm thấy không bị thiệt. Đối với tương lai, anh nói miễn nà điểm dậy học núi Thái Dương không bị di rời, trong làng còn trẻ em theo học, thì anh sẽ tiếp tục cương vị này đến cùng.