Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-06 15:44:11    
Trung Quốc coi trọng đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số

cri

Nghe Online

Học viện Cán bộ Dân tộc Trung ương nằm ở bên cạnh Di Hoà Viên có phong cảnh tươi đẹp ở ngoại ô tây bắc Bắc Kinh. Học viện Cán bộ Dân tộc Trung ương vừa thành lập là một trường chuyên môn đào tạo cán bộ dân tộc cho 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc. Chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là một phần quan trọng trong chính sách dân tộc Trung Quốc, vừa là sự thể hiện cụ thể của chính sách các dân tộc bình đẳng của Trung Quốc, vừa là một trong những tiêu chí đánh dấu đời sống chính trị nhà nước được dân chủ hóa. 

Anh Than Hưng Quốc là cán bộ dân tộc Triều Tiên đang được đào tạo ở Học viện Cán bộ Dân tộc Trung ương, anh đến từ nơi tập trung cư trú của dân tộc Triều Tiên ở miền đông bắc Trung Quốc. Anh cho rằng, chính sách đào tạo cán bộ dân tộc đã phát huy tác dụng to lớn cho việc nâng cao tố chất cán bộ khu vực dân tộc thiểu số và thúc đẩy khu vực dân tộc phát triển. Anh nói: 

"Chính sách đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số quả thật là rất hay, nó làm cho các dân tộc được đối xử bình đẳng. Sau khi kết thúc đào tạo về địa phương, chúng tôi cảm thấy năng lực công tác của mình được nâng cao rất nhanh. Tôi cho rằng, sở dĩ chúng tội thu được tiến bộ như vậy là vì chính sách đào tạo cán bộ dân tộc của nhà nước."

Trung Quốc có gần 2,7 triệu cán bộ dân tộc thiểu số được đào tạo chuyên môn như anh Than Hưng Quốc, họ công tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế v,v ở khu vực dân tộc, đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển xã hội ở khu vực dân tộc thiểu số.

Hiện nay, các lãnh đạo chủ chốt ở 5 khu tự trị dân tộc, 30 châu tự trị dân tộc và 120 huyện tự trị dân tộc của Trung Quốc đều là cán bộ dân tộc thiểu số. Cán bộ dân tộc thiểu số là người thực hiện quyền lợi tự trị dân tộc. Trong Quốc hội các cấp và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân các cấp Trung Quốc đều có số người dành riêng cho đại biểu dân tộc thiểu số; các cơ quan hữu quan của đảng và chính phủ các cấp đều coi trọng đào tạo và bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số.

Từ thập niên 50 thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Ông Đằng Tinh, viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc thiểu số Trung Quốc giới thiệu rằng:

"Đầu thập niên 50 thế kỷ 20, trung ương quyết định thành lập Học viện dân tộc, với mục đích đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Trải qua 50 năm phát triển, Trung Quốc đã hình thành một thể chế hoàn chỉnh về đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Trung Quốc cấp khoản tiền riêng cho việc đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số."

Hiện nay, Trung Quốc đã hình thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh về đào tạo cán bộ dân tộc và nhân tài kỹ thuật chuyên môn, trong đó gồm hơn 100 trường trung cấp chuyên nghiệp cán bộ dân tộc, trường kỹ thuật chuyên nghiệp dân tộc và trường cao đẳng dân tộc. Các trường này đã đào tạo hàng loạt cán bộ dân tộc thiểu số và nhân tài thuộc các loại chuyên môn, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa ở khu vực dân tộc.

Hiện nay, Trung Quốc có 2 phương thức đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, chủ yếu là ngắn hạn và hệ chính quy. Đào tạo ngắn hạn nói chung là 3 tháng, chủ yếu đào tạo chuyên môn về một vấn đề nào đó cần được giải quyết gấp; còn hệ chính quy gồm giáo dục đại học và sau đại học. Xét từ tình hình hiện nay, lớp đào tạo ngắn hạn rất được cán bộ dân tộc hoan nghênh bởi thời gian ngắn, hiệu quả nổi bật và thiết thực.

Ông Kim Kinh Chấn, chủ nhiệm Khoa đào tạo cán bộ dân tộc của Trường Đại học Dân tộc Trung ương đã cho chúng tôi biết về đặc điểm đào tạo cán bộ dân tộc ngắn hạn. Ông nói:

"Lớp đào tạo ngắn hạn được mở để thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức về những lĩnh vực nào đó của cán bộ tại chức ở một số ban ngành và cơ quan ở khu vực dân tộc. Lớp đào tạo ngắn hạn thu được hiệu quả nhanh, giảng dạy kiến thức chuyên môn. Thời gian đào tạo nói chung là 3 tháng. Lịch học tập được xác định sau khi thương lượng với chính phủ địa phương, có tính mục đích cao. Học viên theo học như thế thu được hiệu quả tốt, khu vực dân tộc cũng khá hài lòng."

Công tác đào tạo cán bộ dân tộc ngoài thông qua giáo dục ở trường học ra, chính phủ Trung Quốc còn áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao tố chất chính trị và chuyên môn của họ, ví dụ, tuyển chọn cán bộ dân tộc thiểu số đến khu vực có kinh tế phát triển nhậm chức thực tập, thực hiện giao lưu cán bộ giữa khu vực dân tộc với khu vực ven biển hay phát triển v,v.

Ở Trung Quốc, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số không những là chính sách dân tộc quan trọng của nhà nước, mà còn được bảo đảm trên pháp lý. Trong "Hiến Pháp" và "Luật tự trị khu vực dân tộc" Trung Quốc đều có quy định về tăng cường đào tạo cán bộ cũng như nhân tài khoa học-kỹ thuật và quản lý các loại cho dân tộc thiểu số. Ví dụ, khi tuyển chọn công chức chính phủ, chính phủ Trung Quốc có chỉ tiêu nhất định dành cho người dân tộc thiểu số. Ở vùng tự trị dân tộc, theo quy định của "Luật tự trị khu vực dân tộc", chính quyền địa phương có thể tự quyết định tuyển chọn nhân viên cơ quan nhà nước các cấp.

Thông qua công tác đào tạo cán bộ dân tộc trong 50 năm qua, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, và đã đóng góp nổi bật cho công cuộc phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở khu vực dân tộc. Điều này cũng là biểu hiện cụ thể của chính sách các dân tộc bình đẳng và cùng phồn vinh của Trung Quốc.