Cô giáo Hoóc Úy Chinh sinh ra tại một gia đình nhà giáo , mẹ cô là giáo viên trung học rất được học sinh mến yêu . Ngay từ thời niên thiếu , tình thầy trò nồng thắm giữa mẹ với học sinh đã khiến Hoóc Úy Chinh ước ao trở thành một giáo viên ưu tú trong tương lai .
Năm 1943 , Cô Hoóc Úy Chinh tốt nghiệp khoa toán lý trường đại học Sư phạm Bắc Kinh và đến làm một giáo viên cấp một tại Trường tiểu học thực nghiệm số 2 Bắc Kinh .
Năm 1956 , cô được bình chọn là giáo viên đặc biệt , thủ tướng Chu Ân Lai bắt tay cô và xưng cô là ' Quốc bảo ' . Sau đó , Bộ giáo dục TQ điều cô về Bộ , cô đồng ý với điều kiện là ' điều động tạm thời ' ; Nhà xuất bản giáo dục nhân dân mời cô làm biên tập , cô không chịu đi , cô chỉ gánh vác công tác biên soạn giáo trình ; về sau , các đơn vị như Hội liên hiệp phụ nữ TQ , Hội liên hiệp phụ nữ Bắc Kinh đều lần lượt mời cô , song cô chưa hề rời khỏi các em học sinh và trường lớp cấp một .
Cô giáo Hoóc Úy Chinh cho rằng , giáo dục cấp một là quá trình giáo dục vỡ lòng , là quá trình giáo dục quan trọng nhất trong suốt cả cuộc đời của con người ; nền móng vững mới có thể xây lâu cao tầng .
" Học sinh nào mà chẳng có thể học giỏi , chỉ vì thầy cô giáo không biết dạy mà thôi . " Đấy là câu danh ngôn của cô giáo Hoóc Úy Chinh . Cô đối xử bình đẳng với học sinh , hơn nữa dành càng nhiều tình thương yêu cho các em học sinh nghịch ngợm và cơ sở kém cũng như các em học sinh hoàn cảnh gia đình nghèo khó cần sự giúp đỡ nhiều hơn . Học sinh bị ốm , cô sẽ đưa đi khám bác sĩ , bốc thuốc và mua cơm cho họ ; nếu như gia đình học sinh gặp phải khó khăn , thì cô tự bỏ tiền túi mua cơm trưa cho học sinh ăn ; học sinh đá bóng không có giầy , thì cô đưa đến các cầu thủ tí hon quần ngắn và giầy thể thao ; nếu như bố mẹ của học sinh nào điều đi công tác ở nơi khác , thì cô đón về nhà mình ăn ở .
Cô giáo Hoóc Úy Chinh chủ trương kiên trì phương pháp ' khích lệ , thưởng thức , tham gia và mong đời ' ; có nghĩa là kích lệ mỗi em học sinh quyết chí tiến thủ , thưởng thức tài năng của mỗi một hoc̣ sinh , tạo điều kiện để cho mỗi em tham gia hoạt động giáo dục và dạy học , mong đợi sự thành công của mỗi em cho dù là sự tiến bộ nho nhỏ .
Kể từ khi thực thi chính sách cải cách mở cửa , cuộc cải cách giáo dục và dạy học của TQ diễn ra hết sức sôi nổi . Năm 1983 , đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu ra phương châm ' tam hướng ' , phương châm này đã gợi ý sâu sắc cho cô , trong khi thực thi giáo dục tố chất sau này , cô đã đưa ra yêu cầu 10 điểm đối với học sinh : học làm người , biết tự răn , biết học tập , kéo suy nghĩ , giỏi sáng tạo , biết thẩm mỹ , hiểu âm nhạc , biết tập luyện sức khỏe , biết sinh hoạt và biết lao động . Cô giáo Hoóc Úy Chinh cho rằng , giáo dục học sinh không nên chỉ nhờ vào cách dạy nói của thầy cô giáo , điều quan trọng là phải lấy mình làm gương ; giáo viên phải ảnh hưởng học sinh bằng lời nói và việc làm của mình ; một lời nói , một nụ cười , một cử chỉ một hành động và thái độ xử sự của thầy cô giáo đều có tác dụng giáo dục một cách thấm dần đối với học sinh , phải coi trọng đúng mức .
Sau khi tốt nghiệp nhiều năm và khi nhắc đến phương thức dạy học của cô giáo Hoóc Úy Chinh , một học sinh thấm thía rằng : " cô giáo Chinh không những dạy cho chúng em học thức bằng nghệ thuật dạy học tinh thạo , mà còn dạy dỗ chúng em nên người bằng lòng yêu thương và hành động chân thực của cô ."
|