Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-29 15:26:54    
A-xê-an và các cơ chế hợp tác chính của A-xê-an

cri
Trong hai ngày 7 và 8 tháng 8-1967, bộ trưởng ngoại giao 4 nước In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-li-pin và phó thủ tướng Ma-lai-xi-a đã nhóm họp tại thủ đô Băng Cốc Thái Lan, ra tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước đông nam Á tức "Tuyên bố Băng Cốc", chính thức tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông nam Á. Trong hơn 30 năm thành lập, A-xê-an đã ngày càng trở thành một tổ chức hợp tác nhất thể hóa về chính trị, kinh tế và an ninh lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng của khu vực Đông nam Á, và xây dựng lân một loạt cơ chế hợp tác. Tổng thư ký A-xê-an hiện nay là ông Ong Keng Yong.

Ngoài 5 nước sáng lập gồm In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ra, năm 1984 Bru-nây sau khi độc lập đã lập thức tham gia A-xê-an, Việt Nam gia nhập A-xê-an vào năm 1995, Mi-an-ma và Lào gia nhập năm 1997, và tháng 4-1999 CPC là nước cuối cùng ở đông nam Á gia nhập A-xê-an. 10 nước A-xê-an có tổng diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 530 triệu . Pa-pu-a Niu-ghê-ni-a là nước quan sát viên. Mười nước đối thoại của A-xê-an là: Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn-độ, Nhật, Niu Di-lơn, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Tôn chỉ của A-xê-an là thể theo tinh thần bình đẳng và hợp tác, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực; tuân thủ các nguyên tắc trong quan hệ nhà nước và công lý và "hiến chương Liên hợp quốc", xúc tiến hoà bình và ổn định của khu vực; hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực.

Cơ chế chủ yếu của A-xê-an gồm hội nghị cấp cao, hội nghị ngoại trưởng, Hội đồng thương trực, hội nghị bộ trưởng kinh tế và các hội nghị bộ trưởng khác, ban thư ký, hội đồng chuyên môn cũng cơ cấu dân gian và bán chính thức. Hội nghị cấp cao là cơ quan quyết sách tối cao của A-xê-an, từ năm 1995 họp hội nghị lần thứ nhất đến nay mỗi năm nhóm họp một lần, đã trở thành cơ chế chủ yếu nhất của các nước A-xê-an bàn thảo về các kế hoạch hợp tác trong khu vực. Hội nghị bộ trưởng ngoại giao là cơ quan xây dựng chính sách cơ bản của A-xê-an, mỗi năm tổ chức luân phiên trong các nước thành viên. Hội đồng thường trực chủ yếu thảo luận chính sách ngoại giao của A-xê-an, và thực hiện các dự án hợp tác cụ thể. Ban thư ký đặt tại thủ đô Gia-các-ta In-đô-nê-xi-a, xuất bản các ấn phẩm "báo cáo của Hội đồng thường trực A-xê-an", "thông tin A-xê-an"...

Những năm gần đây, A-xê-an tích cực triển khai nền ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa. Tháng 7-1994 thành lập Diễn đàn khu vực A-xê-an, tháng 9-1999 thành lập Diễn đàn hợp tác Đông Á---Mỹ là tinh, và các cơ chế 10+3, 10+1, tháng 1-2002 lại khởi động xây dựng khu mậu dịch tự do A-xê-an.

Ngày 15-12-1997, hội nghị cấp cao A-xê-an với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc <10+3> lần thứ nhất diễn ra tại Ma-lai-xi-a. Lãnh đạo các nước A-xê-an và Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và sâu rộng, và đạt được nhận thức chung rộng rãi trong vấn đề tương lai, phát triển và hợp tác của khu vực Đông Á trong thế kỷ 21. Trong tiến trình hợp tác 10+3, cơ chế 6 hội nghị bộ trưởng về ngoại giao, tài chính, kinh tế, nông lâm du lịch và lao động đã được thành lập, thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác trong các lĩnh vực tương quan.

Cùng với hội nghị 10+3 là các hội nghị 10+1 giữa A-xê-an với Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, tức cơ chế 3 hội nghị 10+1.

Tháng 11-2001, tại hội nghị cấp cao A-xê-an---Trung Quốc lần thứ 5 diễn ra tại Bru-nây, lãnh đạo hai bên đạt được thoả thuận, nhất trí đồng ý xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc---A-xê-an trong vòng 10 năm, và ủy quyền cho các bộ trưởng kinh tế và quan chức cấp cao sớm khởi động cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại. Sau khi khu mậu dịch tự do Trung Quốc---A-xê-an thành lập sẽ hình thành một trị trường lớn với 1,7 tỷ dân, GDP đạt 2 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại đạt 1200 tỷ USD. Khu mậu dịch tự do Trung Quốc---A-xê-an sẽ trở thành khu mậu dịch tự do lớn nhất trong các nước đang phát triển.

Để sớm thực hiện nhất thể hoá kinh tế nội khối A-xê-an, khu tự do thương mại A-xê-an đã chính thức khởi động vào ngày 1-1-2002. Mục tiêu của khu tự do thương mại là thực hiện mức thuế quan O o/o trong nội khối. Sáu nước Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan năm 2002 đã giảm mức thuế quan của tuyệt đại đa số sản phẩm xuống còn O—5 o/o. Bốn nước Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và CPC sẽ thực hiện mục tiêu này vào năm 2015.

Ngày 8-10-2003, tại hội nghị cấp cao A-xê-an---Trung Quốc lần thứ 7 diễn ra tại đảo Ba-li In-đô-nê-xi-a, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tham gia "Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông nam Á", cùng với A-xê-an ký tuyên bố chung về xây dựng "mối quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hoà bình và phồn thịnh".

Ngày 11-12 cùng năm, Hội nghị cấp cao đặc biệt giữa Nhật và các nước A-xê-an nhóm họp tại Tô-ki-ô, thủ tướng Nhật Côi-dư-mi tuyên bố tại hội nghị Nhật tham gia "Hiệp ước thân thiện hợp tác Đông nam Á".

Tháng 7-2004, tổng thống Nga Pu-tin ký đạo luật liên bang về Nga tham gia "Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông nam Á".