Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-25 09:59:12    
Thế vận hội ô-lim-pích A-ten khóa đầu tiên năm 1896—(3)

cri
Năm 1906, để kỷ niệm thế vận hội ô-lim-pích hiện đại tổ chức tại A-ten tròn 10 năm, Chính phủ Hy Lạp lại một lần nữc áp dụng biện pháp nói trên để huy động vốn. Hồi đầu Hy Lạp phát hành tem ô-lim-pích chỉ là vì lợi ích kinh tế, nhưng khiến cho những con tem này rất được hoan nghênh trên thế giới và gây ảnh hưởng tích cực. Khi đăng cai thế vận hội An-tu-pen năm 1920, Chính phủ Bỉ lần đầu tiên học theo cách làm của Hy-lạp. Sau đó bất kể nước đăng cai thế vận hội hay các nước khác đều phát hành những bộ tem kỷ niệm như vậy. Bộ tem về thế vận hội mùa đông được phát hành vào năm 1932. Năm 1982 những người chơi tem thế vận hội đã thành lập Hiệp hội tem và bầu ông Xa-ma-ran làm chủ tịch hiệp hội.

Hy Lạp tuy huy động được không ít vốn thông qua quyên góp và phát hành tem, nhưng thế vận hội được tổ chức thuận lợi vẫn phải nhờ có sự giúp đỡ tận tình của nhà tỷ phú Hy Lạp A-uy-rốp <1814-1899>. Ông đã quyên góp một triệu đồng Mác để xây dựng lại sân vận động cổ Hy Lạp. Để kỷ niệm những đóng góp của ông, Hy Lạp đã đặt bức tượng chân dung của ông trên quảng trường A-ten và tổ chức lễ khánh thành trước hôm khai mạc thế vận hội.

Thế vận hội khóa đầu tiên sau khi vượt qua muôn vàn khó khăn đã chính thức khai mạc ngày 6-4-1896. Đây là thế vận hội được tổ chức vào tháng 4 duy nhất trong lịch sử các khoá thế vận hội. Sở dĩ nước chủ nhà chọn ngày này làm ngày khai mạc thế vận hội là để kỷ niệm 75 năm ngày Hy Lạp khởi nghĩa chống ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào hồi 3 giờ chiều ngày 6-4, quốc vương Hy Lạp Gioóc-giơ đệ nhất tuyên bố khai mạc thế vận hội. Các uy viên Ủy ban ô-lim-pích quốc tế như Uy-ca-lét, Cô-bai-tan...đã dự lễ khai mạc. Trong lễ khai mạc đã trình diễn bản nhạc cổ hoành tráng, năm 1985 Ủy ban ô-lim-pích quốc tế đã lấy bản nhạc này làm bài ca của thế vận hội. Người Hy Lạp thể hiện lên lòng nhiệt tình vô hạn đối với thế vận hội lần này, có tới 80 nghìn người dự lễ khai mạc, con số này mãi tới thế vận hội Lốt-an-giơ-lét năm 1932 mới bị phá vỡ.

Tham gia thế vận hội lần này có 311 vận động viên của 14 quốc gia gồm Ô-xtrây-li-a, Áo, Bun-ga-ri, Anh, Hung-ga-ri, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Pháp, Chi Lê, Thụy Sĩ, Thụy Điển và nước chủ nhà Hy Lạp. Đoàn thể thao Hy Lạp có qui mô lớn nhất với 230 người, chiếm 2/3 tổng số tham gia; Đức và Pháp mỗi nước cử 19 vận động viên tham gia; Mỹ 14, xếp thứ 4. Các vận động viên Mỹ phần lớn đều đến từ các trường đại học Ha-vớt, Prin-tơn, họ tự tổ chức và tự túc về kinh phí, tham gia thế vận hội với mục đích đi du lịch Châu Âu. Họ tường rằng thế vận hội sẽ khai mạc vào ngày 18-4, sau khi tới I-ta-li-a ngày 1-4 mới biết rằng ngày khai mạc là mùng 6-4, bởi vậy đành phải từ bỏ mọi kế hoạch du lịch để cấp tốc tới A-tan trước ngày khai mạc.