Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-23 16:24:04    
Dân tộc Thổ Gia

Xin Hua

Dân tộc Thổ Gia chủ yếu tập trung cư trú ở châu tự trị dân tộc Mèo Tương Tây tỉnh Hồ Nam và châu tự trị dân tộc Mèo Ơn Thi tỉnh Hồ Bắc.

Đồng bào dân tộc Thổ Gia tự xưng mình là "Bít-xư-ca", có ý là thổ dân. Hơn 2000 năm trước, tổ tiên dân tộc Thổ Gia định cư ở khu vực miền tây tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc hôm nay, cùng với những dân tộc thiểu số khác, được gọi là "Vũ Lăng Man" hoặc "Ngũ Khê Man". Từ nhà Tống, dân tộc Thổ Gia được gọi riêng là "Thổ Đinh" hoặc "Thổ Dân". Sau khi Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, theo ý nguyện của đồng bào dân tộc Thổ Gia, chính thức đặt tên là dân tộc Thổ Gia.

Dân tộc Thổ Gia có ngôn ngữ của mình, thuộc nhóm Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng.

Đồng bào dân tộc Thổ Gia chủ yếu làm nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều của dân tộc Hán về sự phát triển kinh tế và văn hoá, nhưng bên cạnh đó cũng giữ đặc điểm riêng của mình.

Con hổ trắng chiếm vị trí quan trọng trong lòng đồng bào dân tộc Thổ Gia. Dân tộc Thổ Gia coi con hổ trắng là thần tổ tiên, dù ở đâu lúc nào cũng không quên cúng thờ. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ cúng một con hổ trắng điêu khắc bằng gỗ. Khi tổ chức đám cưới, chiếc bàn vuông lớn ở gian chính của chú rể phải rải chăn làm bằng da hổ để tượng trưng cúng thờ tổ tiên hổ trắng.

"Xi-lan-kát-pu" là một loại đồ mỹ nghệ đặc biệt của dân tộc Thổ Gia. "Xi-lan-kát-pu" là một loại gấm, được coi là một trong 5 loại gấm hàng đầu của Trung Quốc bởi nghệ thuật thủ công độc đáo và họa tiết kỳ diệu của nó. Theo phong tục dân tộc Thổ Gia, cô gái bắt đầu học dệt vải màu từ lúc 11, 12 tuổi. Khi lấy chồng, cô gái phải có "Xi-lan-kát-pu" do mình dệt ra làm của hồi môn. Cho nên, trước khi tổ chức đám cưới, cô gái dân tộc Thổ Gia luôn dậy sớm thức khuya, dệt gấm "Xi-lan-kát-pu" một cách công phu. Về nguồn gốc của "Xi-lan-kát-pu", một câu chuyện lưu truyền ở khu vực dân tộc Thổ Gia kể rằng: thời viễn cổ, có một cô gái tên là Xi-lan-kát-pu. Nàng sáng dạ và khéo tay, xe chỉ luồn kim, dệt được những tấm gấm có 100 họa tiết bông hoa. Do chị dâu đem lòng đố kỵ, vu cáo nàng nửa đêm hẹn gặp trai, phong hóa suy đồi, xúi giục anh trai nàng giết hại nàng. Tin buồn truyền tới, các cô gái dân tộc Thổ Gia rất đau lòng, để tưởng nhớ cô Xi-lan-kát-pu, đặt tên Xi-lan-kát-pu cho tấm gấm cô dệt. Gấm Xi-lan-kát-pu dần dần trở thành của hồi môn của cô gái dân tộc Thổ Gia.

Sử sách Trung Quốc ghi rằng phụ nữ dân tộc Thổ Gia giỏi về dệt vải. Thời nhà Tấn và nhà Hán, gấm của dân tộc Thổ Gia là cống phẩm hàng đầu cho hoàng gia. Vào thời nhà Tống, công nghệ dệt gấm của dân tộc Thổ Gia thịnh hành, nên gấm của dân tộc Thổ Gia cũng thường nhìn thấy ở thị trường. Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, công nghệ dệt gấm Xi-lan-kát-pu của dân tộc Thổ Gia được hoàn thiện hơn và dần dần hình thành công đoạn dệt vải độc đáo, đạt trình độ khá cao. Hiện nay, là đồ mỹ nghệ đặc biệt của dân tộc Thổ Gia, gấm Xi-lan-kát-pu đã từ bản làng đi ra khắp đất nước, thậm chí đi ra thế giới. Năm 1985, 5 tấm thảm gấm với tên "Phát triển vùng núi" do nghệ nhân dân tộc Thổ Gia Diệp Ngọc Thuý và nhà mỹ nghệ dân tộc Hán Lý Xương Ngạc hợp tác, được trưng bày trong Hội chợ quốc tế Luân-đôn và thu được sự đánh giá cao.

"Điều Năm" là tết Nguyên Đán của dân tộc Thổ Gia, sớm hơn tết Nguyên Đán dân tộc Hán một ngày. "Điều Năm" của dân tộc Thổ Gia là ngày tết long trọng nhất cả năm. Đồng bào dân tộc Thổ Gia tổ chức các hoạt động mừng tết phong phú trong khi ăn tết "Điều Năm". Hoạt động mừng tết "Điều Năm" kéo dài mấy ngày, thậm chí mười mấy ngày.