Sau cuộc thương lượng tại Hội nghị thể thao Quốc tế Pa-ri tháng 6-1894, thành phố A-ten nổi tiếng trong lịch sử đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại khóa đầu tiên.
Thủ đô A-ten Hy Lạp nằm ở phía tây bán đảo A-ti-ca phía đông nam Hy Lạp, ba mặt giáp biển, khí hậu ôn hoà. A-ten, trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của Hy Lạp ngày nay từng là một trong những trường đấu quan trọng trong thời cổ Hy Lạp. Thành phố này rất coi trọng giáo dục văn hoá, nhấn mạnh đào tạo nhân tài kết hợp giữa trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục, kiến tạo lên nền văn hoá A-ten sán lạn. Nếu nói Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh cổ Châu Âu thì A-ten sẽ là trung tâm của cái nôi này. Ô-lim-pi-a, cội nguồn của thế vận hội ô-lim-pích cổ xưa nổi tiếng trong làng thể thao thế giới chỉ cách A-ten khoảng 300 km. Bởi vậy thế vận hội khóa đầu tiên được tổ chức tại thành phố cổ này là rất có ý nghĩa.
Sau Hội nghị thể thao Quốc tế Pa-ri, ông Uy-ca-lát, chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế nhiệm kỳ đầu tiên đã truyền tin vui tổ chức thế vận hội về A-ten. Trong bức thư gửi ông Cô-bai-tan sau này, ông Uy-ca-lát viết: lúc đó từ Pu-lin-đi-xi đến A-ten, đồng bào của tôi vui mừng không xiết bàn luận về thế vận hội. Thế những ông Uy-ca-lát quá lạc quan. Sau đó không lâu khi ông gặp thủ tướng Hy Lạp lúc bấy giờ thì thủ tướng đề xuất cần phải trì hoãn tổ chức thế vận hổi bởi vấn đề kinh phí hạn hẹp. Điều này chẳng khác nào nhứ một tiếng sét đối với ông Uy-ca-lét.
Sau khi biết tin này ông Cô-bai-tan rất nôn nóng, cuối tháng 10 năm sau ông liền đáp tàu từ Pa-ri tới Mác-xây, sau đó đáp tàu thủy tới A-ten. Sau khi tới A-ten, ông liên trao đổi với ông Uy-ca-lét và tới khảo sát tại di chỉ sân vận động thế vận hội cổ xưa ở A-ten. Ông hết sức thất vọng trước cảnh tưởng thể thảm trong đống đổ nát của di chỉ cổ. Muốn khôi phục lại sân thi đấu trong đống đổ nát này cần phải một khoản kinh phí kếch sù. Trước khi rời Pa-ri, ông Cô-bai-tan từng nhận được một lá thư của ông Ca-mai-ni, người Hung-ga-ri, ủy viên ủy ban Ô-lim-pích quốc tế. Trong thư ông Ca-mai-ni nói rằng đã biết được tình hình của Hy-lạp, ông đề xuất nếu Hy Lạp không đủ sức để đăng cai thế vận hội thì Hung-ga-ri sẵn sàng đăng cai thế vận hội lần này, và lấy đó làm một hoạt động kỷ niệm ngày thành lập nước Hung-ga-ri tròn một nghìn năm. Thế vận hội Ô-lim-pích tổ chức tại Hy Lạp là mục tiêu phấn đấu nhằm khôi phục phong trào thể thao Ô-lim-pích, khiến nó trở nên quốc tế hoá của ông Cô-bai-tan, nhưng nếu chuyển tới Hung-ga-ri tổ chức thì sẽ trái ngược với lý tưởng ban đầu của ông. Kiến nghị của ông Ca-mai-ni khiếng ông Cô-bai-tan không thể chấp nhận. Thế nhưng nếu kiên trì tổ chức tại Hy Lạp thì kinh phí sẽ huy động như thế nào đây?
|