Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-22 17:07:33    
Trải nghiệm phong tình dân tộc Mãn ở đất tổ dân tộc Mãn

cri

Nghe Online 

Dân tộc Mãn là một dân tộc có dân số khá đông trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, hiện nay có 9,8 triệu dân, chủ yếu tập trung cư trú ở khu vực miền đông bắc Trung Quốc. Cách đây không lâu, phóng viên Đài chúng tôi đến thành Hét-tu-a-la ở huyện tự trị dân tộc Mãn Tân Tân tỉnh Liêu Ninh ở miền đông bắc Trung Quốc phỏng vấn, ở đó phóng viên đã trải nghiệm sâu sắc phong tình dân tộc Mãn nồng nàn.

Thành Hét-tu-a-la là do vua Nu-ơ-ha-chi nhà Thanh—vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc xây dựng, cho đến nay đã có hơn 400 năm lịch sử, là một trong những đất tổ của dân tộc Mãn. Hiện nay tuy thành Hét-tu-a-la đã được tu sửa, nhưng đồng bào dân tộc Mãn sống ở đây vẫn giữ phong tục chất phác của dân tộc mình.

Ở thành Hét-tu-a-la có nhiều cô hướng dẫn viên du lịch mặc áo truyền thống dân tộc Mãn. Cô Dương Vi, người hướng dẫn phóng viên đi tham quan là cô gái dân tộc Mãn người địa phương, khi giới thiệu di tích lịch sử trong thành Hét-tu-a-la với chúng tôi, cô nói: "Ở thành Hét-tu-a-la có Giếng vua và một đoạn tường cổ có hơn 400 năm lịch sử. Đoạn tường cổ là bức tường phía nam xây từ 400 năm về trước, là đoạn tường được bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Giếng vua là chiếc giếng duy nhất trong thành, tuy đã có hơn 400 năm lịch sử, nhưng những tấm gỗ trong giếng chưa hề mục nát."

Nghe nói, nước trong Giếng vua trong suốt nhìn thấy đáy và ngọt. Điều đáng mừng là giếng này được bảo tồn hoàn hảo, cho đến nay nước trong giếng vẫn có thể uống được.

Thành Hét-tu-a-la xây dựa vào núi, ba mặt là nước, dễ phòng thủ khó tấn công. Bốn mặt thành xây tường cao. Kiến trúc trong thành chất phác tao nhã, đơn giản thực tế. Trong đó kiến trúc đồ sộ nhất là Đại Nha Môn cung đình, tạo hình Điện lớn bát giác hai tầng, chỉ riêng dân tộc Mãn mới có, là kiến trúc tiêu biểu của thành cổ Hét-tu-a-la.

Đến thành Hét-tu-a-la, nhất định phải đến nơi ra đời của vua Nu-ơ-ha-chi tham quan, đến đó các bạn sẽ phát hiện đặc điểm nhà ở của đồng bào dân tộc Mãn. "Nhà như túi, giường như chữ vạn, ống khói ở mặt đất", đó là lời miêu tả hình tượng về đặc điểm nhà ở của đồng bào dân tộc Mãn. Cái gọi là "nhà như túi" là chỉ cửa nhà hướng về phía đông, bước vào nhà thì rẽ về phía tây, cả ngôi nhà có hình chiếc túi, chủ yếu nhằm giữ nhiệt độ cố định trong nhà. "Giường như chữ vạn" là chỉ giường phía nam, tây, bắc trong nhà thông nhau, như thế không những có thể giải quyết vấn đề nghỉ ngơi của đồng bào, mà còn có thể nâng cao nhiệt độ thông qua giường rộng. "Ống khói ở mặt đất" là chỉ đồng bào dân tộc Mãn không xây ống khói trên nóc nhà, mà xây trên mặt đất ngoài sân, với mục đích là kéo dài đường ống khói và giữ khói ấm lâu hơn trong giường.

Đằng sau thành Hét-tu-a-la có một vườn viên lâm có núi có hồ, có phong cảnh đẹp đẽ, vườn viên lâm này mang tên Công viên phong tình dân tộc Mãn Trung Hoa, nó đã trưng bày với du khách về lịch sử, văn hóa và phong tình của dân tộc Mãn. Ông Triệu Khởi Hưng, nhân viên ban quản lý Công viên phong tình dân tộc Mãn Trung Hoa giới thiệu rằng: "Trong Công viên phong tình dân tộc Mãn Trung Hoa có hành lang lịch sử văn hoá dân tộc Mãn và viện bảo tàng phong tục tập quán của dân tộc Mãn, trong đó hành lang lịch sử văn hóa dân tộc Mãn thông qua những hình tượng trực tiếp như tranh tường để thể hiện sự nổi lên của dân tộc Mãn, nguồn gốc nhà Thanh và phong tình dân tộc Mãn phong phú đa dạng. Còn Viện bảo tàng phong tục tập quán của dân tộc Mãn chủ yếu trưng bày những đồ thể hiện văn hoá phong tục tập quán của dân tộc Mãn đặc biệt."

Trong Công viên phong tình dân tộc Mãn Trung Hoa, du khách còn có thể nhìn thấy ba hiện tượng kỳ lạ chỉ riêng dân tộc Mãn mới có. Hiện tượng kỳ lạ đầu tiên là "giấy dán cửa sổ dán ở bên ngoài", hiện tượng này là chỉ cửa và cửa sổ của nhà ở dân tộc Mãn đều mở ra ngoài, giấy dán cửa sổ dán ở bên ngoài, trên giấy quét một lớp dầu động vật hoặc thực vật để ngăn gió cát và giữ ấm. Hiện tượng thứ hai là "treo đứa bé", hiện tượng này là chỉ đồng bào dân tộc Mãn có thói quen đặt đứa bé vào nôi, và treo nôi trên xà nhà, sử dụng sức lực tự nhiên khiến nôi lay động. Hiện tượng kỳ lạ thứ ba là "cô gái ngậm ống điếu". Đó là vì phần lớn các cụ dân tộc Mãn thích hút thuốc, nhằm bày tỏ lòng tôn trọng đối với người già, cô gái dân tộc Mãn thông thường châm lửa cho người già, rồi thử ống điếu có thông thoáng hay không. Thường làm việc như thế khiến cô gái dân tộc Mãn biết hút thuốc lá. Đồng bào dân tộc Mãn coi cô gái ngậm ống điếu là tượng trưng cho sự cần cù siêng năng.

Đến thành Hét-tu-a-la, không thể không đi thăm Vĩnh Lăng—lăng mộ tổ tiên của nhà Thanh. Vĩnh Lăng cách thành Hét-tu-a-la chỉ 5 cây số, vào tháng 6 năm nay Vĩnh Lăng được Tổ chức UNESCO bình chọn là di sản văn hoá thế giới.

Vĩng Lăng xây vào cuối thế kỷ 16, dựa vào núi hướng về sông, có khí thế hoành tráng. Cánh cổng của Vĩnh Lăng rất đặc sắc, là một đôi cánh hàng rào gỗ màu đỏ thắm, thể hiện đầy đủ phong tục chất phác dùng hàng rào gỗ làm cánh cửa của tổ tiên dân tộc Mãn. Ông Đồng Đạt, Phó Cục trưởng Cục văn hoá thành phố Phủ Thuận giới thiệu giá trị độc đáo của Vĩnh Lăng cho chúng tôi biết, ông nói: "Lăng mộ này có điều khác với các lăng mộ khác Trung Quốc là, nó là của dân tộc thiểu số và đã duy trì đặc sắc dân tộc thiểu số nồng nàn. Cổng ở đây là cổng hàng rào, điều này đã phản ánh phong tục tập quán dùng hàng rào của tổ tiên dân tộc Mãn. Bốn cổng chào ở đây xếp thành một hàng, thể hiện tinh thần bình đẳng, đoàn kết và phấn đấu của dân tộc Mãn trong giai đoạn đầu."

Ở đất tổ dân tộc Mãn, du khách không những có thể tham quan di tích lịch sử, thưởng thức phong cảnh đẹp đẽ, mà còn có thể ăn các loại thực phẩm chính cống của dân tộc Mãn.