Trình tự chạm trổ trong các thời kỳ của Hang Vân Cương đã ghi lại một cách hình tượng vết tích lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ cũng như Trung Á phát triển theo hướng nghệ thuật Phật giáo TQ, phản ánh quá trình thế tục và dân tộc hóa từng bước của hình tượng Phật giáo tại TQ. Nhiều phong cách tạo hình nghệ thuật Phật giáo đã được dung hòa và thấm nhuần chưa từng có trong Hang Vân Cương, đã hình thành "Mô Thức Văn Cương" và trở thành bước ngoặt của phát triển nghệ thuật Phật giáo TQ. Hang động trong thời kỳ giữa của Vân Cương đã xuất hiện điêu khắc kiểu mẫu kiến trúc cung điện TQ cũng như bàn thờ tượng Phật kiểu TQ được phát triển trên cơ sở này và được ứng dụng rộng khắp trong kiến trúc hang động và chùa chiền của các đời sau này. Bố cục và trang trí trong hang động vào thời kỳ cuối của Vân Cương đã càng phô diễn một cách sâu đậm phong cách kiến trúc và trang trí kiểu TQ, phản ánh quá trình không ngừng sâu sắc của "TQ hóa" trong nghệ thuật Phật giáo.
Hang Vân Cương đã đại diện cho trình độ cao nhất của nghệ thuật hang động TQ vào thời kỳ đầu, trong hơn 50 nghìn pho tượng tạo hình, có tượng Phật, Lạc Kỹ, người Cung Dưỡng và Phi Thiên, với dáng vẻ sinh động, hoặc đánh trống gõ chuông, hoặc thổi sáo nhảy múa, hoặc ôm đàn tì bà và đều có bộ mặt hơn hở, đã thể hiện kỹ nghệ cao siêu của người điêu khắc. Tháng 12 năm 2001, Hang Vân Cương được đưa vào "Danh Mục Di Sản Thế Giới". Hội đồng Di sản Thế giới đánh giá rằng, đây là kiệt tác kinh điển trong thời kỳ đỉnh cao đầu tiên của nghệ thuật Phật giáo TQ. 1 2
|