Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-19 10:59:20    
Trường đại học dân tộc Vân Nam thiết lập Cơ sở đào tạo nhân tài cho khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN

cri

Nghe Online

Việc tăng nhanh tốc độ xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN , đòi hỏi có nhiều nhân tài hướng tới Đông Nam Á , cũng là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay . Để phát huy đầy đủ vai trò đầu tàu và nhịp cầu của tỉnh Vân Nam trong việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN , tháng 4 năm nay , chính quyền tỉnh Vân Nam phê chuẩn Học viện ngôn ngữ văn hóa Đông Nam Á Trường đại học dân tộc Vân Nam thiết lập Cơ sở đào tạo nhân tài cho khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN .

Tất cả học sinh học ngoại ngữ đều cảm thấy , trong quá trình học , nói chuyện với những người nói tiếng mẹ đẻ tốt hơn tự mình đọc sách một ngày ; Sinh sống ở nước đối tượng một ngày tốt hơn học ở lớp một tháng . Đúng như vậy , học ngoại ngữ , môi trường ngôn ngữ là điều hết sức quan trọng .

Để đào tạo sinh viên sau khi xuất sắc tốt nghiệp thông thạo ngôn ngữ và tình hình của nước đó , Học viện ngôn ngữ văn hóa Đông Nam Á Trường đại học dân tộc Vân Nam rất coi trọng cải tiến phương thức giảng dậy , tăng cường liên hệ với những trường đại học trọng điểm ở nước ngoài . Giám đốc Học viện Dương Quang Viễn cho biết :

" Một nội dung quan trọng trong công tác của Trường là "Mời vào"và "đi ra". Mời vào tức là mời những giáo viên nước ngoài học vị cao và giầu kinh khoa giảng dậy đến trường giảng dậy . Hiện nay mỗi chuyên nghiệp của Trường đều có giáo viên nước ngoài . "Mời vào" không những đã làm phong phú thêm lực lượng giảng dậy , mà còn nâng cao chất lượng giảng dậy ."

Ông Dương Quang Viễn cho biết thêm , nội dung nòng cốt của "Đi ra" là phương thức "3+1", tức tận dụng quan hệ hợp tác rộng rãi với trường đại học các nước Đông Nam Á , làm cho sinh viên năm thứ ba sang nước ngoài lưu học một năm , đào tạo nhân tài ở nước ngoài . Những trường đai học nước ngoài đó đều là trường đaị học nổi tiếng như Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Trường tổng hợp quốc gia Hà Nội Việt Nam , Trường đại học Đông Phương Thái Lan , Trường đại học nhà nước Lào , Trường đại học Man-đơ-lơ Mi-an-ma v v...

Thực tiễn mấy năm qua cho thấy , phương thức giảng dậy "Mời vào"và "Đi ra" là thiết thực và giầu thành quả . Qua đào tạo bằng phương thức này , sinh viên không những có nền tảng ngôn ngữ vững chắc , mà còn hiểu biết tình hình nước đối tượng , có sức cạnh tranh trên thị trường .

Mấy năm nay , sinh viên tốt nghiệp của trường luôn luôn xuất hiện tình hình cung không đủ cầu , đó là vì Trung Quốc và ASEAN không ngừng làm sâu sắc thêm sự hợp tác giữa hai bên , điều quan trọng hơn nữa là sinh viên tốt nghiệp của trường có tố chất cao . Giáo sư Lã Sĩ Thanh , chủ nhiệm khoa tiếng Việt đã cho phóng viên biết tình hình phân phối sinh viên tốt nghiệp năm nay của khoa . Giáo sư Lã Sĩ Thanh cho biết :

Sinh viên tốt nghiệp cung không đủ cầu đã nâng cao rất nhiều tiếng tăm của học viện , trong khi đó các cuộc họp giữa Trung Quốc-ASEAN lần lượt triệu tập tại Vân Nam , các phương tiện truyền thông ra sức tuyên truyền quảng bá , hai điều này đã dần dần chuyển biến quan niệm cũ của những phụ huynh và sinh viên cho rằng học ngôn ngữ không thông dụng khó tìm được việc làm . Giám đốc Dương Quang Viễn cho rằng :

Quy mô tuyển sinh năm nay trước kia chưa từng có , các thí sinh đạt điểm rất cao . Trước kia khoa tiếng Việt tuyển được học sinh chủ yếu dựa vào điầu tiết của nhà trường , ví dụ thí sinh thi khoa tiếng Anh không đủ điểm chuẩn của khoa đó , thì được điều tiết sang học tiếng Việt . Năm nay 75% sinh viên đăng ký thi khoa ngôn ngữ không thông dụng .

Sắp kết thúc phỏng vấn , phóng viên gặp mấy sinh viên khoa tiếng Việt . Em Vương Vi là sinh viên năm thứ nhất , tháng 9 năm nay mới vào học , nguyện vọng thứ nhất của em Vi là tiếng Việt , em Vi nói :

" Bản thân em rất thích ngôn ngữ , mong muốn học một thứ ngôn ngữ không thông dụng , may mà Trường đại học dân tộc có những chuyên môn như vậy , em bàn với bố mẹ em , cả nhà em đều cảm thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn , vậy em đã thi khoa tiếng Việt . "

Chủ nhiệm khoa tiếng Việt , giáo sư Lã Sĩ Thanh nói , rất hoan nghênh học sinh Việt Nam sang Trường chúng tôi lưu học , chúng ta hãy cùng nhau đào tạo thật nhiều nhân tài ưu tú cho sự phát triển chung của hai nước chúng ta trong mọi lĩnh vực .