Trong cụm từ tiếng Anh "China" vừa có ý "Trung Quốc" cũng có ý "đồ sứ". Trung Quốc từ xưa đã được mệnh danh là Nước của đồ sứ. Vậy thì Trung Quốc có mối duyên nợ như thế nào với đồ sứ?
Theo tài liếu khảo cổ, tiền thân của đồ sứ là sứ xanh nguyên thủy, nó là sản vật của giai đoạn quá từ đồ gốm sang đồ sứ, vừa có đặc điểm của sứ lại có dấu vết của đồ gốm nguyên thủy. Sứ xanh nguyên thủy sớm nhất ở Trung Quốc được phát hiện trong di chỉ văn hoá Long Sơn ở Huyện Hạ tỉnh Sơn Tây, cách đây khoảng 4200 năm.
Đồ sứ thật sự của Trung Quốc xuất hiện vào thời kỳ Đông Hán năm 23—220 công nguyên. Đồ sứ trước hết xuất hiện ở tỉnh Chiết Giang miền nam, sau đó công nghệ chế tác được truyền lên miền bắc và có bước phát triển vượt bậc.
Đồ sứ Trung Quốc đã từ sứ xanh phát triển thành sứ trắng và từ sứ đơn men phát triển thành sứ màu. Trong thời kỳ Nhà Đường và Tống từ thế kỷ thứ 10 đến 13 công nguyên, công nghệ chế tác đồ sứ của Trung Quốc tiếp tục phát triển. Đường tam thể là một công nghệ sứ màu được sản xuất trong thời kỳ này. Trong hai triều đại Nhà Minh 1368—1644 và Nhà Thành 1644—1911 là thời kỳ thịnh vượng nhất của đồ sứ Trung Quốc, số lược và chất lược đều đạt tới đỉnh cao. Thị trấn Cảnh Đức ở miền nam được coi là thủ đô của đồ sứ, khiến cho đồ sứ của nơi này thống trị tới vài trăm năm trong hai triều đại Nhà Minh và Nhà Thanh, mãi cho đến ngày nay đồ sứ cao cấp nhất của Trung Quốc vẫn xuất thân từ nơi này.
1 2
|