Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-18 15:15:37    
Phủ Khai phong lại thấy Bao Công

cri

Trên chiếc bàn ở giữa sảnh có bày hai loại thẻ tre màu đỏ và màu đen, màu đỏ là dùng cho quan tòa ra lệnh thi hành hình phạt, còn màu đen là lệnh bắt giữ phạm nhân. Trên tấm bình phong phía sau bàn án có hình vẽ lớp sóng biển xô trên vách đá, bọt nước bắn tứ tung, khí thế vô cùng bàng bạc, đây là dùng để răn đe các quan viên phải thanh liêm như nước biển, không được tham lam coi thường pháp luật.

Điều nổi bật nhất trong ngôi sảnh lớn này là ba cỗ dao hành hình bằng đồng dài hơn một mét đặt ở phía trước bàn án, với tạo hình đầu rồng, đầu hổ và đầu chó hết sức sống động, qua đó đã khiến tôi liên tưởng ̣đến cảnh tượng vô số tên tội phạm đại gian đại ác bị hành quyết tại đây vào hàng nghìn năm trước.

Vậy tai sao ba cỗ dao hành hình này lại có tạo hình khác nhau như vậy? Trong thực tế, chúng có hình dạng khác nhau là dùng để hành quyết những phạm nhân thuộc tầng lớp khác nhau. Từ nhân vật quyền quý cho tới đám lê dân, nếu ai phạm tội thì không thể nào lẩn tránh lưỡi dao của phủ Khai Phong. Chị Trương Tú Lệ người Bắc Kinh đang chăm chú giảng giải cho con trai về cách xử dụng ba cỗ dao này:

"Nếu họ hàng thân thích của nhà vua bị án tử hình thì sẽ dùng cỗ dao hình đầu rồng hành quyết họ. Còn các quan chức thì hành quyết bằng cỗ dao hình đầu hổ, dân thường thì bằng cỗ dao hình đầu chó".

Trong Phủ Khai Phong có ngôi lầu Thanh Tâm, tại đây có cất giữ một số tư liệu về Bao Công.

Theo cách nhìn nhận của chúng ta, Bao công luôn luôn là một đấng nam tử cao to hùng vĩ, khí thế hiên ngang, oai phong lẫm liệt. Trong vở tuồng kịch "Vụ án chém Trần Thế Mỹ", Bao Công đã được tạo dựng thành một hình tượng quan chức mặt đen. Nhưng đứng trước pho tượng đồng của Bao Công cao 3,8 mé, nặng 5,6 tấn đặt trong lầu Thanh Tâm, Ông Triệu Kỳ là một người khá am hiểu về Bao Công nói với chúng tôi rằng:

"Kỳ thực thì Bao Công là một chàng thư sinh có nước da trắng trẻo. Nhưng do phương pháp truyền bá văn hóa duy nhất thời bấy giờ là tuồng kịch, mà trong tuồng kịch thì coi người mặt trắng là hình tượng gian thần, còn mặt đem là đại diện cho người vô tư mặt sắt, do đó mới hóa trang cho vai Bao Công thành nhân vật mặt đen. Ngoài ra, theo trí tưởng tượng của mọi người thì Bao Công là người có thân hình cao to vạm vỡ. Nhưng qua khảo chứng thì Bao Công thân cao chỉ có 1,62 mét, có thể nói là một người thấp bé ".

Ngắm nhìn tượng Bao Công, không thể nói là ông có khuôn mặt quá lạnh nhạt và oai nghiêm , mà là rất nghiêm túc như đang suy nghĩ về việc lớn nhà nước, hay các vụ án. Quyển sách trong tay đã phần nào toát lên được học thức uyên bác của Bao Công, vành mũ cao và thẳng đội trên đầu cũng đã thể hiện được phẩm cách cương trực của ông.

Ngoài ba nơi đã giới thiệu ở trên ra, trong phủ Khai Phong còn có khá nhiều nơi có liên quan với Bao Công. Thí dụ như trong khu phong cảnh Mai Hoa Đường có triển lãm tượng sáp của Bao Công, các nhân vật tượng sáp thật vô cùng sống động, từ người dân áo quần lam lũ đang đệ đơn khiếu tố,cho tới dáng đi và thần sắc của Bao Công khi nâng đỡ người dân, cũng như vẻ mặt kinh hãi của lũ lưu manh vô lại, đều được khắc họa vô cùng chi tiết và thấu đáo.

Đối với những người có hiểu biết về nền văn hóa TQ chắc cũng biết, nhà ở của TQ rất chú trọng hướng về phía nam, nhưng trong Mai Hoa Đường lại không như vậy, nhà ở đây hướng về phía bắc, vấn đề này nói ra thì khá dài dòng, nếu quý vị và các bạn có dịp đến thăm phủ Khai Phong thì hãy tìm hiểu thêm.


1  2