Nhảy cao
Bắt nguồn từ hoạt động vượt chướng ngại thẳng đứng trong đời sống và lao động của loài người thời xưa. Nhảy cao hiện đại bắt nguồn từ Châu Âu. Cuối thế kỷ 18 Xcốt-len đã có thi đấu nhảy cao, thập niên 60 thế kỷ 19 bắt đầu phổ biến sang các nước Âu Mỹ. Ngày 26 tháng 9 năm 1827, trong thi đấu điền kinh nhà nghề đầu tiên tổ chức tại Câu lạc bộ Xanh-rô-lam Bô-đơ, vận động viên A-đam Vin-sơn nhảy co gối vượt qua mức xà cao 1.575 mét, đây là thành tích nhảy cao thế giới có ghi chép đầu tiên.
Nhảy cao có các kỹ thuật qua xà như kiểu nhảy bước chân qua xà, kiểu nhảy cắt kéo, kiểu úp bụng qua xà và kiểu nhảy ưỡn lưng qua xà, hiện nay đa số vận động viên đều dùng kiểu nhảy ưỡn lưng qua xà. Xà ngang trong nhảy cao có thể làm bằng sợi thuỷ tinh, kim loại hoặc các vật liệu thích hợp khác, dài 3.98 đến 4.02 mét, trong lượng lớn nhất là 2 kg. Lúc thi đấu, vận động viên cần dùng một chân bật nhảy, có thể nhảy thử trên bất cứ độ cao nào được quy định, nhưng độ cao thứ nhất chỉ có ba lần cơ hội nhảy thử. Nhảy cao nam, nữ lần lượt được đưa vào môn thi đấu chính thức của thế vận hội vào năm 1896 và năm 1928.
Nhảy sào
Nhảy sào bắt nguồn từ hoạt động dùng gậy gỗ, mâu dài v.v chống vượt chướng ngại của loài người thời cổ. Theo ghi chép, năm 544 sau công nguyên Ai-len đã có trò chơi dùng sào chống nhảy qua sông. Nhảy sào nguyên là môn thể dục dụng cụ, phổ biến tại các trường học ở Đức. Năm 1789 Busch của Đức nhảy qua độ cao 1.83 mét, đây là thành tích sớm nhất có thể điều tra trên thế giới hiện nay. Là môn điền kinh trước tiên được triển khai tại Anh, ngày 17 tháng 4 năm 1843 vận động viên chuyên nghiệp Anh John Roper vượt qua độ cao 2.44 mét tại Penrith. Cuối thế kỷ 19 bắt đầu thịnh hành tại các nước Châu Âu.
Nhảy sào ban đầu dùng sào gỗ, thành tích cao nhất là 3.30 mét; năm 1905 bắt đầu dùng sào tre có trọng lượng nhẹ hơn và có tính đàn hồi nhất định, thành tích cao nhất là 4.77 mét; năm 1930 xuất hiện sào kim loại tương đối vững chắc, vận động viên không sợ sào bị gẫy, có thể nâng cao điểm cầm sào, tăng nhanh tốc độ lấy đà, thành tích tốt nhất lên tới 4.83 mét; năm 1948 Mỹ thiết kế ra loại sào sợi thuỷ tinh có trọng lượng nhẹ hơn, tính đàn hồi mạnh hơn, hiện nay dùng sào này đã vượt qua độ cao 6 mét. Xà ngang trong nhảy sào có thể dùng sợi thuỷ tinh, kim loại hoặc các loại vật liệu thích hợp khác, dài 4.48 đến 4.52 mét, trọng lượng lớn nhất là 2.25 kg. Độ dài và đường kính của sào không giới hạn, nhưng bề mặt cần nhẫn bóng.
Vận động viên thường tự mang sào tham gia thi đấu. Khi thi đấu, vận động viên cần cắm sào vào hố sào để bật nhảy; sau khi bật nhảy rời khỏi mặt đất, tay cầm sào không được di động lên trên; có thể nhảy thử từ bất cứ độ cao quy định nào. Nhưng nỗi độ cao chỉ có ba cơ hội nhảy thử. Nhảy sào nam, nữ lần lượt được đưa vào môn thi đấu chính thức ớ thế vận hội vào năm 1896 và năm 2000 .
|