Theo tin Tân Hoa Xã: Công tác cứu vãn bảo hộ di sản văn hoá sách cổ dân tộc thiểu số Vân Nam TQ thu được hiệu quả nổi bật, hiện nay toàn tỉnh đã cứu được hơn 20 nghìn cuốn sách cổ tài liệu lịch sử, hơn 10 nghìn loại sách cổ lời khen, trong đó đã chỉnh lý xuất bản 600 cuốn hơn 10 nghìn loại. Công tác cứu vãn, chỉnh lý, xuất bản sách cổ dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam đã dẫn đầu ở TQ.
Vân Nam là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số nhất TQ, cũng là một trong những vùng nguồn sách cổ dân tộc thiểu số phong phú nhất TQ, trong đó 22 dân tộc sử dụng 26 loại ngôn ngữ và 22 loại văn tự, hiện đã điều tra rõ lượng tàng trữ sách cổ dân tộc toàn tỉnh là 150 nghìn cuốn, sách cổ lời khen mấy chục nghìn loại.
Ngay từ năm 1984, Vân Nam đã thành lập Văn phòng quy hoạch chỉnh lý xuất bản sách cổ dân tộc thiểu số của tỉnh, phụ trách tổ chức, liên lạc, điều phối và chỉ đạo công tác cứu vãn, chỉnh lý, xuất bản sách cổ dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tình đã hình thành mạng lưới cơ cấu sách cổ dân tộc từ tỉnh, đến châu (thành phố), huyện, đã hình thành đối ngũ chuyên trách và kiêm chức gần 300 người làm công tác cứu vãn sách cổ dân tộc thiểu số.
Theo phương châm "Bảo hộ là chính, cứu vãn hàng đầu", tỉnh Vân Nam TQ đã làm nhiều công tác điều tra, thu thập, cứu vãn, chỉnh lý và xuất bản sách cổ dân tộc thiểu số. Tài liệu lịch sử sách cổ Đông Ba Na-xi nổi tiếng được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc đưa vào di sản ký ức thế giới vào tháng 8 năm 2003. Tỉnh Vân Nam đã phiên dịch chỉnh lý xuất bản"Toàn tập chú giải sách cổ Đông Ba Na-xi" gồm 100 quyển, hơn 50 triệu chữ, có thể nói có quy mô lớn vào hàng đầu trong lĩnh vực sách cổ, được tặng giải vinh dự giải thưởng sách báo quốc gia.
Cuốn "Dân tộc Na-xi" trong "Đề cương mục lục chung sách cổ dân tộc thiểu số TQ"do ngành hữu quan Vân Nam biên soạn là cuốn thứ nhất biên soạn hoàn thành trong đề cương mục lục chung này, cuốn "Dân tộc Bạch" cũng sắp được xuất bản. Đồng thời, "Bản mẫu cột đề cương mục lục chung sách cổ dân tộc thiểu số TQ" được biên soạn qua kinh nghiệm biên soạn mục lục sách cổ các dân tộc Vân Nam có ý nghĩa chỉ đạo mang tính sách tạo, đánh dấu công tác biên soạn mục lục sách cổ dân tộc Vân Nam đã dẫn đầu tại TQ.
Ngoài ra, hiện nay, Văn phòng quy hoạch chỉnh lý xuất bản sách cổ dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam còn đang tích cực xây dựng kho tư liệu sách cổ dân tộc thiểu số, 5 năm lại đây trung bình mỗi năm phát triển với tốc độ sưu tầm nhập kho hơn 1000 cuốn bản in cổ sách cổ, dẫn đầu tại TQ .
|