Dân tộc Hồi là một trong những dân tộc thiểu số Trung Quốc có dân số tương đối đông, chủ yếu tập trung cư trú ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
Dân tộc Hồi là tên gọi tắt của dân tộc Hồi Hồi, tổ tiên của dân tộc Hồi chủ yếu là người "Hồi Hồi" di chuyển tới phương đông sau khi người Mông Cổ 3 lần chinh chiến về phía tây vào thế kỷ 13, và những người Mu-xlim sống ở ven biển miền đông nam Trung Quốc thời nhà Đường và nhà Tống. Trong quá trình lịch sử lâu dài, qua phương thức kết hôn và hấp thu những phong tục tập quán của dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ và dân tộc Uây-ua v,v, dân tộc "Hồi Hồi" từng bước được hình thành.
Tiếng Hán là tiếng giao tiếp chung của đồng bào dân tộc Hồi, nhưng trong giao tiếp ngày thường và hoạt động tôn giáo, đồng bào dân tộc Hồi vẫn giữ một số từ trong tiếng A-rập và tiếng Ba-tư; nếu sống ở khu vực dân tộc thiểu số ở biên giới, đồng bào dân tộc Hồi còn thường nói tiếng dân tộc thiểu số địa phương.
Trang phục của dân tộc Hồi hơi giống trang phục dân tộc Hán về cơ bản, điều khác nhau chủ yếu thể hiện ở đồ trang sức đội trên đầu. Đàn ông dân tộc Hồi phần lớn đội mũ tròn không vành màu trắng, màu đen hoặc màu nâu. Phụ nữ thường đội khăn, nhất ở khu vực miền tây bắc: thiếu nữ và cô dâu đội khăn màu xanh lá cây, phụ nữ trung niên đội khăn màu đen hoặc màu xanh, và phụ nữ cao tuổi đội khăn màu trắng.
Đồng bào dân tộc Hồi tin theo Đạo I-xlam. Đạo I-xlam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành dân tộc Hồi.
Đồng bào dân tộc Hồi chủ yếu làm nông nghiệp, một số đồng bào đồng thời kinh doanh nghề chăn nuôi và nghề thủ công. Đồng bào dân tộc Hồi còn sành về buôn bán, đặc biệt là nghề ăn uống.
Nhà thờ đạo I-xlam
Nhà thờ đạo I-xlam cũng được gọi là nhà thờ làm lễ thờ cúng. Nhà thờ đạo I-xlam chủ yếu nằm ở khu tập trung cư trú của đồng bào dân tộc Hồi, thể hiện đặc điểm đồng bào dân tộc Hồi cư trú bên cạnh nhà thờ. Nhà thờ đạo I-xlam là nơi tín đồ Mu-xlim dân tộc Hồi tổ chức hoạt động thờ cúng và tôn giáo, trong đó có một số còn gánh chịu trách nhiệm truyền bá kiến thức tôn giáo, đào tạo người chuyên trách làm hoạt động tôn giáo. Nhà thờ đạo I-xlam chiếm vị trí quan trọng trong lòng tín đồ Mu-xlim dân tộc Hồi, đồng thời cũng là tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc dân tộc Hồi.
Tết Ít An-át-ha và Tết Ít An-phi-tun
Tết Ít An-át-ha và Tết Ít An-phi-tun là hai tết quan trọng của đồng bào dân tộc Hồi.
Trong tiếng A-rập, "An-át-ha" có nghĩa là "súc vật làm đồ tế", nên tết Ít An-át-ha cũng được gọi là "Tết cúng tế bằng súc vật". Theo lịch của Đạo I-xlam, ngày 10 tháng 12 hằng năm là tết Ít An-át-ha. Tết Ít An-át-ha có nguồn gốc truyền thuyết dân gian. Câu chuyện kể rằng: Ông tiên tri I-ba-ra-him đến khi già rồi vẫn không có con trai. Ông cầu khẩn chúa An-la cho ông một đứa con trai. Sau đó không lâu, ông I-ba-ra-him quả thật được một đứa con trai, ông chân thành cảm ơn chúa An-la và nuôi dưỡng con trai mình hết sức cẩn thận. Mười mấy năm sau, một đêm, ông tiên tri I-ba-ra-him nằm mơ thấy chúa An-la ra lệnh ông phải giết chết con trai mình làm đồ cúng tế để thử thách lòng thành kính của ông. Ông I-ba-ra-him tuân theo lệnh và không hề do dự, hơn nữa con trai biết điều của ông cũng không sợ hãi gì, đồng thời còn khuyến khích cha giết mình làm đồ tế. Ông I-ba-ra-him bèn chuẩn bị giết con mình. Hành động này của ông I-ba-ra-him làm cho chúa An-la hết sức cảm động, và cử thiên sứ đưa một con cừu cho ông để thay thế con trai của ông. Sau khi Đạo I-xlam được sáng lập, tín đồ Mu-xlim chấp nhận ông I-ba-ra-him và coi ông là thánh tổ. Nên chúng định ngày 10 tháng 12 hằng năm là tết Ít An-át-ha. Cứ vào ngày này mọi người giết súc vật làm đồ tế. Phong tục này được kế thừa cho đến bây giờ, và trở thành ngày tết long trọng của đồng bào dân tộc Hồi.
Tết Ít An-phi-tun cũng là tết long trọng của đồng bào dân tộc Hồi.
Theo quy định của Đạo I-xlam, tháng 9 hằng năm trong lịch của đạo là tháng Ra-ma-đan. Trong tháng Ra-ma-đan, mỗi một tín đồ Mu-xlim bị cấm uống nước, ăn cơm và giao hợp trong thời gian từ trước sáng tinh mơ đến sau mặt trời lặn xuống, với mục đích là khiến mọi người tự kiểm điểm tội lỗi của mình một cách nghiêm túc, khiến người giàu có điều kiện kinh tế sung túc đích thân trải nghiệm nỗi đau khổ chịu đói. Cho đến ngày 1 tháng 10 trong lịch của Đạo I-xlam, tháng Ra-ma-đan kết thúc. Mọi người tổ chức buổi hội long trọng mừng kết thúc Ra-ma-đan. Ngày 1 tháng 10 chính là tết Ít An-phi-tun.
Vào tết Ít An-phi-tun, mọi người dậy sớm, tắm và thắp hương, rồi ăn mặc tử tế đến nhà thờ đạo I-xlam làm lễ cúng tế, lắng nghe giáo sĩ giảng dạy kinh văn. Rồi họ ra nghĩa địa tưởng nhớ người qua đời để bày tỏ không quên tổ tiên. Vào tết Ít An-phi-tun, mọi người đến từng hộ gia đình trong khu vực mình cư trú để thăm và chúc tết nhau.
|