Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-15 14:09:50    
Những người làm cho nghệ thuật Tạng Kịch một lần nữa tỏa sáng

cri

Nghe Online

Tạng Kịch là một loại nghệ thuật dân gian lưu truyền trong khu vực đồng bào dân tộc Tạng. Với điệu múa phóng khoáng chất phác và tiếng hát vừa bay bổng ngân vang vừa du dương, Tạng Kịch kể về câu chuyện ly tán, buồn vui của đồng bào dân tộc Tạng. Hơn 700 năm qua, kể từ lúc ra đời đến nay, Tạng Kịch luôn luôn gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc Tạng. Rất nhiều đồng bào dân tộc Tạng yêu thích Tạng Kịch, và coi Tạng Kịch là một phần cuộc sống của mình, đồng thời cố gắng làm cho Tạng Kịch tỏa sáng.

Đề cập tới Tạng Kịch, Duy Hoa trước tiên xin giới thiệu với các bạn về nhà sư Tang-đôn-kết-bu—một cao tăng của Phật giáo Tây Tạng. Tương truyền thế kỷ 14, nhà sư Tang-đôn-kết-bu xây dựng cây cầu xích sắt tại Tây Tạng thì gặp khó khăn về tài lực và nhân lực. Sau đó nhà sư nghĩ ra một biện pháp, tổ chức 7 chị em hát hay múa giỏi đi khắp miền quê Tây Tạng biểu diễn vở ca kịch cải biên từ câu chuyện Phật giáo để thu gom tiền xây cầu. Đây là hình thức ban đầu của Tạng Kịch.

Để kỷ niệm công lao của nhà sư Tang-đôn-kết-bu, đồng bào dân tộc Tạng coi nhà sư là ông tổ của Tạng Kịch. Lại vì ban đầu Tạng Kịch do 7 chị em xinh đẹp biểu diễn, nên người ta gọi Tạng Kịch là "A-chít-lam", trong tiếng Tạng từ này có nghĩa là "nàng tiên".

Ban đầu Tạng Kịch chủ yếu kể câu chuyện đơn giản bằng hình thức nhảy múa. Sau đó, được nghệ sĩ dân gian không ngừng làm cho phong phú hơn, Tạng Kịch tăng thêm phần hát và nói, và trở thành một loại kịch đậm đà đặc điểm dân tộc. Trưởng Đoàn Tạng Kịch Khu tự trị Tây Tạng Da-xi-ta-ki nói:

"Sau khi phát triển tương đối chín muồi, Tạng Kịch có cơ cấu rất hoàn chỉnh, có đặc sắc văn học nồng nàn, đồng thời còn rất chú trọng cái đẹp của câu chuyện. Hơn nữa, một đặc điểm nữa của Tạng Kịch là có tính bao dung đối với ca múa dân gian. Ngoài ra, Tạng Kịch cũng chú trọng đặc điểm hài kịch, có trò hề riêng. Tạng Kịch còn tương đối chú trọng trao đổi với khán giả."

Tạng Kịch có thị trường rộng lớn ở Tây Tạng. Ngoài một số nghệ sĩ già ra, rất nhiều thanh niên từ bé đã rất thích xem Tạng Kịch, học Tạng Kịch, khiến nghệ thuật Tạng Kịch có lịch sử lâu đời này có lực lượng kế thừa và phát triển.

Anh Xlun dân tộc Tạng là một người ham mê nghệ thuật Tạng Kịch. Anh bắt đầu học Tạng Kịch từ năm 12 tuổi, và chưa bao giờ gián đoạn, hiện nay anh là trưởng đoàn của một đoàn Tạng Kịch ở thành phố La-xa.

Chịu ảnh hưởng của anh Xlun, cả gia đình anh đều rất yêu thích Tạng Kịch. Mẹ, chị gái, em gái và vợ anh đều thích hát Tạng Kịch, chị gái, em gái và vợ anh còn là thành viên chủ chốt của đoàn Tạng Kịch.

Đoàn Tạng Kịch do anh Xlun làm trưởng đoàn chủ yếu biểu diễn Tạng Kịch truyền thống nổi tiếng, tái hiện đặc sắc Tạng Kịch mấy trăm năm trước. Tháng 8 hằng năm, khi đồng bào dân tộc Tạng ăn tết Tuyết Đốn, Đoàn Tạng Kịch còn đi các làng miễn phí biểu diễn Tạng Kịch cho nông dân và dân chăn nuôi, đưa niềm vui cho đồng bào dân tộc Tạng.

Vì Tạng Kịch chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Tạng, nên nơi nào có đồng bào dân tộc Tạng thì nơi ấy có Tạng Kịch. Vào các ngày tết tôn giáo của dân tộc Tạng, chắc chắn phải có tiết mục biểu diễn Tạng Kịch, trong đó tết Tuyết Đốn có quan hệ chặt chẽ với Tạng Kịch.

Tết Tuyết Đốn ra đời vào thế kỷ 11, ban đầu chỉ là một hoạt động tôn giáo hoàn toàn, trong tiếng Tạng có nghĩa là tết uống sữa chua, cho đến nay đã có hàng nghìn năm lịch sử. Tạng Kịch kết duyên với tết Tuyết Đốn từ giữa thế kỷ 17. Mỗi khi ăn tết Tuyết Đốn vào mùa hè, các đoàn Tạng Kịch nổi tiếng khắp Tây Tạng đều đến chùa ở La-xa tập trung biểu diễn để mừng tết. Tết Tuyết Đốn dần dần trở thành tết lấy Tạng Kịch làm chủ, cho nên tết Tuyết Đốn cũng được gọi là tết Tạng Kịch. Trong thời gian ăn tết, ở chùa và công viên, du khách trong và ngoài nước không những có thể mua được những gì mình thích, mà còn có thể cùng đồng bào địa phương vừa uống rượu lúa mì thanh khoa, ăn thịt cừu nắm bằng tay, vừa thưởng thức Tạng Kịch.

Bên cạnh hoạt động giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng dồn dập, Tạng Kịch cũng thu được sự yêu thích của khán giả các khu vực khác Trung Quốc và nước ngoài. Mấy năm nay, nhiều đoàn Tạng Kịch Tây Tạng lần lượt sang mấy chục nước biểu diễn, và đều giành được thành công tốt đẹp. Diễn viên Ba-san đã nhiều lần theo đoàn sang nước ngoài biểu diễn. Chị yêu thích Tạng Kịch, có lòng tin ở sự phát triển của Tạng Kịch. Chị nói:

"Vì Tạng Kịch có khán giả nhiều tầng lớp, dù ở Tây Tạng, hay là ở nước ngoài, ở đất liền Trung Quốc đều giành được sự hoan nghênh của khán giả. Tuy không hiểu tiếng Tạng, vì chúng tôi nói tiếng Tạng, hát tiếng Tạng, nhưng qua sự biểu diễn và giọng hát của chúng tôi, khán giả có thể xem hiểu Tạng Kịch, cho nên tôi có lòng tin ở sự phát triển của Tạng Kịch."

Hiện nay, một số người quan tâm sự phát triển của Tạng Kịch đã thành lập một viện bảo tàng nghệ thuật Tạng Kịch dân gian ở La-xa. Thông qua những đồ trưng bày phong phú như ảnh, bài văn, trang phục, mặt nạ, nhạc cụ Tạng Kịch v,v, Viện bảo tàng đã thể hiện lịch sử phát triển và sức cuốn hút nghệ thuật của Tạng Kịch. Ngoài ra, các tập đoàn văn hoá ở Bắc Kinh và các nơi khác cũng đang tích cực hợp tác với nhiều đoàn Tạng Kịch và mở không gian phát triển mới cho Tạng Kịch có lịch sử lâu đời nhằm kế thừa và nêu cao văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Tạng cũng như giúp đỡ đoàn thể nghệ thuật dân gian.