Chùa Pháp Môn nằm ở thị trấn Pháp Môn huyện Phù Phong cách Tây An 110 ki-lô-mét về phía tây thuộc tỉnh Thiểm Tây TQ, tương truyền được xây vào thời Đông Hán, đến nay đã có 1700 năm lịch sử. Theo Kinh điển Phật giáo ghi chép, sau khi Phật Tổ Thích-ca-mô-ni Niết bàn, để tôn dương phật học, Chúa A-du của nước Ấn Độ thời cổ đã kiến tạo 84 ngàn Bảo Tháp để cung phụng Xá Lị Phật trên thế giới. Tháp Pháp Môn Thiểm Tây là một trong 19 Bảo Tháp được xây tại TQ.
Chùa Pháp Môn do có pháp mới xây chùa, lúc đầu tên là chùa Chúa A-du, sau mới đổi thành chùa Pháp Môn. Chùa Pháp Môn do cung phụng Xá Lị Cốt Chỉ của Phật Tổ Thích-ca-mô-ni và trong Bảo tháp có hình thật cao to, nên đã trở thành một trong những Thánh địa Phật giáo sớm nhất của TQ. Tại thời nhà Đường (năm 618 – 907), chùa Pháp Môn đã hưng thịnh một thời và trở thành chùa chiền của Hoàng thất. Vua chúa các triều đại phong kiến đều cung phụng Xá Lị Chỉ Phật, xây cất Cung điện Dưới đất và mở rộng sân chùa. Có 8 vị Hoàng Đế từng lần lượt đến chùa Pháp Môn rước phụng Xá Lị Chỉ Phật. Rước phụng Xá Lị Chỉ Phật, cầu nguyện cho Quốc thái Dân yên đã trở thành một ngày hội linh đình trong đời sống chính trị của thời nhà Đường lúc đó. Sau khi kết thúc mỗi lần cung phụng, Hoàng thất đều quyên tặng nhiều châu báu. Năm 874, thể theo quy tắc Phật giáo, Hoàng thất đã niêm phong và cất giữ Xá Lị Chỉ Phật tại cung điện Dưới đất của chùa Pháp Môn. Từ đó hơn 1000 năm sau không còn ai biết đến. Theo đà diệt vong của thời nhà Đường, trung tâm chính trị kinh tế của nhà nước được chuyển dần tới vùng Trung Nguyên, và chùa Pháp Môn cũng đã mất dần nhữn cái huy hoàng của ngày xưa.
Ngày 3-4-1987, khi thu dọn nền móng bị đổ một nửa của Bảo Tháp, nhân viên công tác khảo cổ TQ đã phát hiện Cung điện Dưới đất tại chùa Pháp Môn, Xá Lị Chỉ chân thật của Phật Tổ Thích-ca-mô-ni sau 1113 năm trầm lặng đã được tái hiện với trần gian, và gây sự kinh ngạc của Phật tử toàn thế giới. Ngoài ra còn khai quật ra hàng nghìn châu báu quý hiếm của thời nhà Đường.
Xá Lị là Phạn văn, ý là thi hài hoặc xương cốt. Trong Phật giáo, Xá Lị thường là chất kết tinh của thi hài và xương cốt các vị Cao Tăng sau khi Viên tịch bị lửa thiêu. Xá Lị Chỉ Phật của chùa Pháp Môn là một đoạn xương ngón tay giữa trái của Phật Tổ Thích-ca-mô-ni được giữ lại sau khi Niết Bàn vào hơn 2500 năm trước. Đây là Thánh vật cao thượng và có một không hai của Phật giáo. Cùng được khai quật còn có các đồ vàng bạc, pha-lê, gốm sứ, cẩm thạch, châu báu và nhiều vải vóc với chủng loại phong phú, công nghệ tinh tế và giá trị vô biên. Các châu báu được khai quật tại Cung điện Dưới đất của chùa Pháp Môn, giá trị đã vượt hẳn bản thân, liên quan đến nhiều lĩnh vực: Phật giáo, khảo cổ, lịch sử, văn học, nghệ thuật, mỹ thuật cũng như giao lưu văn hóa giữa TQ và nước ngoài v.v., đã hình thành Pháp Môn Học – một môn học liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Sau khi được khai quật từ năm 1987, Xá Lị Chỉ Phật đã 3 lần xa rời chùa Pháp Môn. Tháng 11 năm 1994, Xá Lị Chỉ Phật được cung phụng tại Thái Lan; năm 2002 được cung phụng tại Đài Loan; và ngày 25-5 năm nay lại được cung phụng tại Hồng Kông. Các châu báu được khai quật tại chùa Pháp Môn hiện được cất giữ tại Viện Bảo tàng Chùa Pháp Môn.
|