Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-09 19:53:33    
Nhà Tần - Triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc

cri
Năm 221 trước công nguyên, sau hơn 2 nghìn năm xã hội nô lệ, Nhà Tần-triều đại phong kiến tập quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã ra đời. Sự ra đời của Nhà Tần có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Từ năm 255 đến năm 222 trước công nguyên là thời kỳ chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ cuối của xã hội nô lệ ở Trung Quốc. Lú đó có tất nhiều nước nhỏ độc lập, giữa các nước này đã xảy ra những cuộc chiến thôn tính lẫn nhau, về sau chỉ còn lại 7 nước là: Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy, Triệu, Tần. Trong 7 nước này thì Nước Tần ở vùng tây bắc có thực lực được tăng cường nhanh nhất do tiến hành cải cách quân sự và nông nghiệp khá sớm. Năm 247 trước công nguyên, Doanh Chính mới 13 tuổi đã kế vị làm vua nước Tần, sau khi chính thức nắm quyền năm 22 tuổi, Doanh Chính bắt đầu thực thi chín lược hùng vĩ thống nhất thiên hạ thôn tính 6 nước kia. Ông thu nạp nhân tài, những ai miễn là có tài đều được trọng dụng. Chẳng hạn như ông từng trọng dụng gián điệp của Nước Hàn Trịnh Quốc để xây dựng "kênh Trịnh Quốc", khiến cho hơn 40 nghìn ha đồng ruộng chua mặn của nước Tần trở thành đồng ruộng màu mỡ phì nhiêu, tạo ra điều kiện vật chất đầy đủ cho Nhà Tần thống nhất Trung Quốc.

Từ năm 230 đến năm 221 trước công nguyên, trong thời gian không đầy 10 năm, Doanh Chính đã lần lượt thôn tính được 6 nước Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy và Triệu, hoàn thành sự nghiệp thống nhất. Lịch sử Trung Quốc đã chấm dứt cục diện các cứ, xuất hiện một triều đại tập quyền trung ương thống nhất và chuyên chế, Doanh Chính trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nên mới gọi là Tần Thủy Hoàng.

Việc Nhà Tần thống nhất Trung Quốc có đóng góp và ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với lịch sử Trung Quốc. Trước hết về chính trị, Tần Thủy Hoàng đã phế bỏ chế độ phân phong mà thi hành chế độ quận huyện, chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là Huyện; quan lại trung ương và địa phương đều do nhà vua đích thân bổ nhiệm và bãi miễn, không theo chế độ cha truyền con nối. Chế độ quận huyện do Nhà Tần sáng lập đã trở thành Định chế trong lịch sử phong kiến hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc, hiện nay tên gọi của rất nhiều huyện ở Trung Quốc là do Nhà Tần xác định cách đây hơn 2 nghìn năm.

Một đóng góp quan trọng nữa của Nhà Tần là thống nhất văn tự. Trước Nhà Tần, các nước đều có văn tự riêng của mình. Sau khi Nước Tần thống nhất Trung Quốc đã qui định chữ Hán Triện của Nhà Tần là văn tự thông dụng trong cả nước, từ đó sự diễn biến của chữ Hán Trung Quốc bắt đầu đi vào qui củ, việc này có ý nghĩa không thể kể hết đối với sự hình thành của lịch sử và sự kế thừa của nền văn hóa Trung Quốc.

Ngoài ra, Nhà Tần còn thống nhất dụng cụ đa và đong trong cả nước. Cũng như chữ viết, trước ngày thống nhất các nước đều có thước đo và dụng cụ đong đếm riêng của mình, việc này đã trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế. Cùng với việc này Tần Thủy Hoàng còn thống nhất tiền tệ và pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của cả nước, đồng thời cũng tăng cường mạnh mẽ địa vị của chính quyền trung ương.

Để tăng cường thống trị chuyên chế về tư tưởng, năm 213 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng ra lệnh thiểu hủy mọi sách vở, kinh điển nho của các nước khác trừ "Tần sử" ra, thậm chí còn giết chết những người giấu giếm tàng trữ các loại sách này. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các dân tộc thiểu số phương bắc xâm phạm, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh tu sửa Trường thành của các nước Tần, Triệu, Yên... xây dựng trước đây, nối chúng lại thành vạn lý trường thành chạy từ sa mạc phía tây đến vùng biển phía đông. Tân Thủy Hoàng còn ra sức xây dựng, điều động hàng 700 nghìn phu, tiêu tốn bạc tỷ để xây dựng lăng mộ, đây chính là Lăng Tần Thủy Hoàng và Binh Mã Dõng-một di sản thế giới ngày nay.

Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã chấm dứt cục diện cát cứ chia rẽ trong lịch sử Trung Quốc, xây dựng lên một đế chế phong kiến lớn mạnh gồm nhiều dân tộc với dân tộc Hán làm chủ thể, lịch sử Trung Quốc từ đó đã mở ra một trang mới.