Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-09 19:52:06    
Khổng Tử-Nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ Trung Quốc và học thuyết của ông

cri
Khổng Tử sinh năm 551 trước công nguyên, mất năm 497 trước công nguyên. Khổng Tư lên 3 thì người cha qua đời, sau đó cùng mẹ đến định cư ở tình Sơn Đông Trung Quốc ngày nay. Khổng Tử tên tự là Khổng Khưu, Khổng Tử là tên mà mọi người gọi một cách tôn kính đối với ông. Trong thời cổ Trung Quốc, đằng sau tên của một người có chữ "Tử" là cánh gọi tôn kính đối với người đó.

Thời Khổng Tử sinh sống là thời kỹ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ này thể chế Quốc gia vốn thống nhất đã bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước chư hầu nhỏ. Khổng Tử sống ở nước chư hầu lúc đó là nước Lỗ, là một nước chư hầu có nền văn hóa phát triển nhất.

Cả cuộc đời Khổng Tử hầu như không làm quan lớn. Nhưng ông rất có học vấn. Trong thời cổ Trung Quốc được tiếp thụ giáo dục là đặt quyền của qúi tộc. Song Khổng Tử đã phá vỡ đặt quyền qúi tộc này bằng cách thức của ông. Ông tự nhận học sinh và dạy học, bất kể người đó thuộc tầng lớp nào miễn là chỉ cần đóng một khoản học phí bé nhỏ là có thể theo học với ông. Khổng Tử giảng dạy với học sinh về những chủ trương chính trị và tư tưởng lý luận của mình. Theo biết cả thảy có tới 3 nghìn học sinh, trong đó có mấy người sau trở thành những nhà học vấn lớn như ông. Họ đã kế thừa và phát triển tử tưởng của Khổn Tử đồng thời truyền bá rộng khắp.

Vậy thì tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm được địa vị thống trị trong thời cổ phong kiến Trung Quốc? Đây là điều không thể giải thích rõ qua một và lời. Nhưng nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp và tư tưởng cải lương chính trị nghiêm ngặt của ông đã phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, cũng có lợi cho sự ổn định xã hội và xúc tiến xã hội phát triển lúc bầy giờ.

Khi học thuyết của Khổng Tử mới xuất hiện đã chưa trở thành tư tưởng dòng chính ngày được. Mãi đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một Quốc gia chế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Tầng lớp thống trị thấy lý luận của Khổng Tử rất phù hợp cho giữ gìn sự ổn định của xã hội phong kiến nên bèn xác định nó làm tư tưởng học thuyết chính thống của Quốc gia.

Cuốn sách ghi lại tư tưởng và những lời nói của Khổng Tử là một cuốn sách mỏng với tựa đề "Luận ngữ". Chủ yếu ghi lại những lời nói của Khổng Tử cũng như những giai thoại giữa ông với học sinh. Cuốn sách này trong thời cổ Trung Quốc được coi như "kinh thánh" của phương tây. Trong lịch sử Trung Quốc có cách nói rằng "nửa cuốn" Luận ngữ có thể thống trị thiên hạ, ý nói miễn là học được một nửa lý luận trong Luận ngữ là có thể quản lý đất nước.

Trong thực tế "Luận ngữ" không phải là một cuốn sách tràn đầy sự giáo thuyết mà là một cuốn sách có nội dung phong phú, ngôn ngữ sinh động, tràn đầy trí tuệ. Trong cuốn sách này những ngôn luận của Khổng Tử liên quan tới nhiều mặt, như đọc sách, âm nhạc và còn liên quan tới đi du ngoạn, kết giao bạn bè...Trong đó có đoạn ghi lại về một học sinh tên là Tử Cống hỏi cách quản lý đất nước, hỏi rằng khi vần phải bỏ một trong số quân đội, lương thực và nhân dân thì cần bỏ cái nào? Khổng Tử đã không chút do dự nói rằng bỏ quân đội.

Nội dung trong học thuyết Khổng Tử rất phong phú, trong đó có rất nhiều thứ đến nay vấn có giá trị rất cao.