Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-08 17:57:18    
Tản văn:    Vội vã

cri

Chu Tự Thanh <1891-1948> là người Dương Châu tỉnh Giang Tô, ông từng làm chủ nhiệm khoaTrung Văn trường đại học Thanh Hoa, là nhân sĩ yêu nước nổi tiếng Trung Quốc. Những bài tản văn của ông có địa vị hết sức quan trọng trong lịch sử vân học hiện đại Trung Quốc, đặc biệt là các bài tản văn nổi tiếng như "Tấm lưng", "Trăng sáng đầm sen", "Màu xanh" v,v...

Chim én bay đi rồi cũng có ngày trở lại; lá dương liễu héo rồi cũng có ngày lại xanh; Hoa Đào tàn rồi cũng đến khi lại nở. Thế nhưng, người thông minh ơi, hãy nói cho tôi biết, tại sao ngày giờ của chúng ta trôi đi rồi không bao giở trở lại?—Phải chăng có kẻ lấy cắp chúng chăng: Đó là ai thế nhỉ? Chúng ẩn mình tại nơi nao? Phải chăng chúng tự chạy chốn: vậy bây giờ chúng ở đâu?

Tôi không biết chúng cho tôi bao nhiêu ngày giờ; nhưng bàn tay tôi dần dần trở nên rỗng không. Tôi lặng lẽ tính toán, thế là hơn 8000 ngày đã lướt nhanh trên bàn tay tôi; như giọt nước từ mũi kim rơi xuống biển cả, ngày giờ của tôi nhỏ giọt xuống dòng thời gian, không có âm thanh, không có hình bóng. Bất giác nước mắt tôi chảy xuống dòng dòng.

Những gì đã đi thì đã đi rồi, những gì đến thì cứ việc mà đến; trong cái đi và cái đến đó, nó vội vã như thế nào nhỉ? Buổi sáng khi tôi thức dậy, vài tia nắng rọi vào buồng. Mặt trời cũng có chân đấy thôi, nó di chuyển nhè nhẹ từ từ; tôi cũng ngỡ ngàng di chuyển theo. Thế là-- khi tôi rửa tay, ngày giờ lướt qua chậu nước; khi ăn cơm, ngày giờ lướt qua bát cơm; khi trầm ngâm, ngày giờ lại lướt qua đôi mắt đăm chiêu. Tôi nhận thấy, thời gian đi qua sao mà vội vã, khi giơ tay níu nó lại, thì nó lướt đi trong bàn tay níu lại của tôi, khi trời tối, tôi lên giường nằm, nó lại nhanh nhẹn lướt ngang qua mình tôi, bay đi từ đôi bàn chân của tôi. Chờ đến khi tôi mở mắt bắt gặp lại mặt trời, vậy là một ngày đã chuồn đi rất nhanh rồi. Tôi ôm mặt than thở. Thế nhưng hình bóng của một ngày mới lại bắt đầu thoáng cái trôi nhanh trong than thở của tôi.

Trong những ngày trôi nhanh như chạy như bay, thì tôi, một con người bị chìm ngập trong muôn nhà nghìn cửa của trần gian này thì có thể làm được những gì đây? Chỉ có thể chần chừ do dự, chỉ có thể vội vã; trong hơn tám nghìn ngày đêm vội vã này, ngoài chần chừ ra, còn để lại được những thứ gì đây? Những ngày đã trôi qua nhẹ như mây khói, bị làn gió nhẹ thổi đi tan biến, như lớp sương mỏng, bị mặt trời rọi rồi tan đi; Tôi để lại được những dấu vết gì đây? Phải chăng tôi từng để lại một chút dấu vết mỏng manh như sợi tơ tằm? Tôi đến với trần gian này với tấm thân trần như nhộng, chỉ trong nháy mắt sẽ lại ra về cũng với tấm thân trần như nhộng chăng? Song như thế là không thể công bằng được, lẽ nào tôi cứ chỉ đi lại một lần với trần gian thôi hay sao?

Bạn thông minh ơi, hãy nói cho tôi biết, tại sao ngày giờ trôi đi không bao giờ trở lại?

Ngày 28 tháng 3 năm 1922

(Đăng trên Tân báo Văn học số 34> ngày 11 tháng 4 năm 1922)