Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-05 17:49:24    
Tích cực đào tạo nhân tài tổng hợp chất lượng cao

cri

Việc thành lập Trung tâm đào tạo nhân tài khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an thuộc trường đại học dân tộc Vân Nam là nhằm mục đích đào tạo nhân tài tổng hợp quốc tế chất lượng cao trình độ cao cho khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an, sau khi tốt nghiệp họ có thể đảm nhiệm tốt công tác trong các lĩnh vực du lịch, mậu dịch quốc tế, đối ngoại, phiên dịch, giảng dạy v.v. góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng Khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an. Trung tâm tuy đặt ở tỉnh Vân Nam, nhưng hướng về các nước Đông nam Á.

Giới thiệu với phóng viên về Trung tâm đào tạo nhân tài khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an, ông Dương Quang Viễn, Giám độc học viện Viện ngôn ngữ văn hoá đông nam Á Trường Đại học dân tộc Vân Nam cho biết, Trung tâm có một vai trò hết sức quan trọng. Ông nói:

"Thành lập Trung tâm đào tạo nhân tài khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an nhằm đào tạo nhân tài hướng về đông nam Á, góp phần xây dựng khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an, mở cửa đối ngoại của tỉnh Vân Nam, sự phát triển của các doanh nghiệp TQ A-sê-an. Hiện nay nhà trường đã mở khoa tiếng Việt, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, năm nay đang xin mở thêm khoa tiếng Căm-pu-chia, sang năm xin mở khoa tiếng Ma-lai-xi-a. Việc thành lập Trung tâm đào tạo nhân tài khu mậu dịch tự do TQ A-sê-an sẽ phát huy vai trò rất to lớn vào sự nghiệp không ngừng đào tạo nhân tài chất lượng cao, trình độ cao."

Phương pháp giảng dạy đơn điệu trước kia rõ ràng đã không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, cải tiến phương pháp giảng dạy, tiếp cận đầy đủ với xã hội, đào tạo nhân tài tổng hợp, mới là con đường đúng đắn của nhà trường. Ông Dương Quang Viễn đã giới thiệu tỷ mỉ với phóng viên việc Học viện cải cách và sáng tạo phương pháp giảng dạy mới. Ông nhấn mạnh, trước tiên phải kết hợp với thị trường, được sự chấp nhận của xã hội.Ông Dương Quang Viễn nói:

"Sinh viên tốt nghiệp ra trường, phải trải qua kiểm nghiệm của xã hội, không được xã hội chấp nhận, không kết hợp với thị trường thì không có tác dụng gì. Sinh viên chúng tôi đào tạo phải kết hợp mật thiết với xã hội, họ không phải nhân tài đơn nhất chỉ biết một chuyên môn, mà là nhân tài tổng hợp, đa năng."

Ông Dương Quang Viễn đánh giá cao việc Học viện ngôn ngữ văn hoá đông nam Á lần đầu tiên tham gia Hội chợ Côn Minh. Thông qua việc tham gia hội chợ quy mô lớn này, Học viện đã có cơ hội quảng bá mình, rèn luyện sinh viên. Ông ví việc làm naỳ là "mượn thuyền ra khơi", thật chính xác và sinh động.

"Tại hội chợ hàng hoá xuất nhập khẩu Côn Minh tháng 6-2004, chúng tôi lần đầu tiên mở một gian hàng như các doanh nghiệp khác, giới thiệu điều kiện giảng dạy và các ngành học của học viện, đồng thời cung cấp phiên dịch tiếng Việt, Lào, Thái, Mi-an-ma cho Hội chợ nhằm phục vụ khách hàng trong và ngoài nước cũng như Ban tổ chức. Qua mấy ngày thực hành, sinh viên năm thứ ba thứ tư đã được rèn luyện và nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của mình, đồng thời được khách hàng trong và nước ngoài đánh giá rất cao về trình độ nghiệp vụ."

Có thể nói "mượn thuyền ra khơi" là một sáng kiến, là một ví dụ thành công về cải cách phương pháp giảng dạy truyền thống. Ngoài ra, Học viện cũng rất coi trọng việc lựa chọn và thiết lập giáo trình, cố gắng đạt tới trình độ tổng hợp bao hàm nhiều lĩnh vực. Ngoài chú trọng giảng dậy ngôn ngữ ra, học viện còn coi trọng giảng dạy kiến thức kinh tế, mậu dịch, pháp luật v.v. đồng thời hết sức tăng cường dạy tiếng Anh, một ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, nhằm đào tạo sinh viên thành nhân tài tổng hợp xuyên thế kỷ nắm chắc hai ngoại ngữ và tinh thông kiến thức nhiều lĩnh vực.


1  2