Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-02 14:29:36    
Trẻ nhỏ cũng biết "đòn xóc hai đầu"

cri
Có nhiều cháu ở mẫu giáo ăn cơm rất ngon miệng, nhưng về đến nhà thì lại kén ăn, ở mẫu giáo rất nghe lời cô giáo, lại chăm làm, biết chủ động xếp bàn ghế ngay ngắn, mà còn biết quan tâm, giúp đỡ các bạn, nhưng về đến nhà, lại rất nghịch ngợm, bướng bỉnh. Mới bé tý mà đã biết "đòn xóc hai đầu".

Bé ở nhà và ở trường có biểu biện khác hẳn nhau, có thể là do các nguyên nhân sau.

Ở mẫu giáo cô giáo rất chú ý giáo dục thường thức, đối với mỗi sự tiến bộ rất nhỏ của bé cũng khen thưởng và khẳng định, trong khi đó ở nhà có thể cha mẹ không lưu ý tới.

Thầy cô giáo rất chú ý tới phong cách của nhà giáo, luôn hết sức chú ý làm tấm gương cho trò, yêu cầu các cháu không làm, thì bản thân mình cũng không làm việc đó, còn ở nhà thì cha, mẹ và những người lớp trên thường có thể là không chú ý việc này.

Mỗi một cháu nhỏ tâm hồn lành mạnh, đều tích cực vươn lên, nhưng do còn nhỏ, bé cần có người lớn luôn khẳng định hoặc phủ định để bé xác định những hành động và lời nói của mình đúng hay sai, các giáo viên ở mẫu giáo có thể chú ý bằng cách thường xuyên khen thưởng và phê bình, để luôn nhắc nhở các cháu việc nào làm đúng và việc nào làm sai, còn cha mẹ thì có thể cho là bé phải làm tốt, nên không khen bé, làm không tốt là do bé còn nhỏ, cũng không phê bình. Cứ như vậy, lâu ngày bé sẽ trở thành ở trường và ở nhà không giống nhau.

Muốn thay đổi hiện tượng này, thì không thể thiếu được sự cố gắng của cha mẹ: thứ nhất là chú ý về thường thức, đối với mỗi sự tiến bộ nhỏ của bé cũng phải thực sự cầu thị, kịp thời khẳng định, khen thưởng và cổ vũ cháu.

Thứ hai là phải gương mẫu, yêu cầu con làm thì bản thân mình phải làm tốt. Đúng như câu: "cha mẹ là tấm gương của con cái".

Cần có sự trao đổi giữa gia đình và nhà trường để đi đến nhất trí, trẻ có được thói quen tốt cần có sự không ngừng tăng cường và củng cố, cách giáo dục của gia đình và nhà trường không thống nhất sẽ là tiềm ẩn của những thói quen xấu và những đòi hỏi không hợp lý, vì vậy duy trì tính liên tục và thống nhất giữa giáo dục nhà trường và gia đình là rất quan trọng.

Như một câu chuyện cổ tích kể rằng, cam trồng ở phía nam sông Hoài thì rất ngọt, còn trồng ở phía Bắc sông Hoài thì chua, tuy cùng một giống, nhưng do khí hậu và môi trường khác nhau, nên kết quả không giống nhau, cũng vì vậy, mà cùng một đứa trẻ ở mẫu giáo thì rất ngoan, nhưng về đến nhà thì ngược lại, đó chính là do phương pháp giáo dục và môi trường không giống nhau. Nếu như các bậc cha mẹ chú ý việc trao đổi với các cô giáo trường mẫu giáo, tìm hiểu một số phương pháp giáo dục và mục đích, yêu cầu, học tập trong từng thời kỳ, thì cũng có thể tạo cho con một môi trường có lợi cho sự trưởng thành lành mạnh .