Nghe nói, có một công ty nước ngoài khi ở TQ tuyển người, lúc kiểm tra cố ý để một chiếc ghế bị đổ ở dưới đất, để quan sát phản ứng của những người đến xin việc, việc họ có nhấc ghế lên không đã trở thành đề kiểm tra thứ nhất để quyết định họ có lọt vào vòng hai hay không. Qua đó có thể thấy, con người thiếu trách nhiệm khó mà đứng vững trong xã hội hiện đại.
Có thể có những bậc cha mẹ sẽ nói: "con nó còn nhỏ, lớn lên nó biết nên làm việc gì , không nên yêu cầu con quá cao."Thế nhưng họ quên rằng, một đứa trẻ có trách nhiệm được bồi dưỡng và hình thành qua những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Bình thường bất kể là việc lớn hay nhỏ cha mẹ đều lo toan cho bé, mong con một ngày nào đó đột nhiên có trách nhiệm, chẳng khác nào là làm mơ giữa ban ngày.
Theo kết quả điều tra tình hình các gia đình con một ở TQ hiện nay cho thấy: có 60 phần trăm các cháu con một không bao giờ hoặc rất it́ khi làm việc nhà, bình quân một ngày chỉ làm việc nhà có 12 phút. Như vậy đã khiến các cháu chỉ biết dựa dẫm, lười biếng, và chỉ biết mình. Phân tích về hiện trạng này, nguyên nhân chính là do quan niệm và cách giáo dục của cha mẹ không đúng đắn. Quan niệm giáo dục của cha mẹ là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng gia giáo. Làm cha mẹ, phải để cho bé làm một số việc nhà, bồi dưỡng cho bé có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và gia đình, và dần dần đi đến có trách nhiệm đối với cả xã hội, khiến cháu trở thành một "người của xã hội".
Một nhà tư tưởng của Nhật từng nói, "giáo dục tức là dạy cách tự lập và tự tôn."
Tuổi thơ ấu là thời kỳ quan trọng để hình thành và phát triển tính nết của trẻ, có sự khác biệt rất lớn. Bé tuy còn nhỏ, nhưng cũng có nhân cách riêng, cũng là một thành viên trong gia đình, cha mẹ nên giáo dục cho đúng lúc, cộng thêm sự chỉ đạo, để cho bé có một trách nhiệm nhất định đối với gia đình, qua đó có thể bồi dưỡng cho bé năng lực độc lập suy nghĩ, tự lo liệu và gánh vác trách nhiệm, để cho bé trong quá trình thể nghiệm, trải qua đủ các sự việc tăng thêm hiểu biết, đồng thời hình thành một phẩm chất tốt đẹp.
Vậy thì khi để bé làm việc nhà, cha mẹ nên chú ý những điều gì?
Thứ nhất là dạy cho bé biết làm việc nhà. Các cháu nhỏ hay làm, không có nghĩa là cháu biết làm. Dạy cho cháu cách làm, mới tránh được việc do cháu làm nhiều lần không thành công nên mất tính tích cực. Khi cháu bắt đầu làm một số việc, nên dạy cho cháu biết trình tự, phương pháp và trọng điểm lao động, đồng thời chú ý làm thử cho cháu quan sát xem làm thế nào để cháu có thể học được nhanh, phải hướng dẫn tỷ mỷ, kiên nhẫn bảo ban, khiến cho mục đích lao động của cháu càng thêm rõ ràng, mới duy trì được tính tích cực của cháu.
Thứ hai là thưởng phạt phải có mức độ.
Khi trẻ đang chăm chú giúp cha mẹ làm việc nhà, phải kịp thời khuyến khích, tùy theo tình hình để chỉ dẫn cháu, khiến cháu cảm nhận được niềm vui của sự thành công qua sự khen ngợi của cha mẹ, phát triển và bồi dưỡng lòng tin và lòng tự hào cho cháu. Thưởng phạt phải kịp thời, để cháu hiểu ngay được nguyên nhân bị phạt và được khen thưởng. Phải tránh thưởng phạt quá nặng, quá nhẹ hoặc quá thường xuyên, sau khi phạt không nên khen thưởng ngay, bằng không phạt sẽ không có hiệu quả, cháu khó mà phân biệt được phải trái.
Thứ ba là bồi dưỡng cho cháu nghị lực kiên trì lao động.
Trẻ nhỏ khi làm việc nhà thường thiếu nghị lực, không kiên trì được. Khi mới bắt đầu bảo cháu làm việc nhà, cha mẹ nên chú ý thời gian, những cháu bé 4 tuổi mỗi lần làm không vượt quá 15 phút, các cháu 6 tuổi mỗi lần không nên vượt quá 20 -30 phút.
Về cường độ lao động, nguyên tắc là phải theo lứa tuổi và thích hợp với sức lực của cháu. Theo đà cháu ngày một lớn, bảo cháu làm những việc có tính độc lập và khó, trong khi cháu làm phải chú ý để cho cháu ở nơi không khí lưu thông, dạy cho cháu tư thế làm việc cho chính xác.
Khi gặp khó khăn, cha mẹ không nên có thái độ chiều cháu, nói sao nghe vậy, mà nên ủng hộ và giúp đỡ cháu, vào lúc thích hợp cũng có thể thưởng cho cháu, để khuyến khích cháu kiên trì làm việc, đồng thời có một số quy định, mỗi ngày làm cho tốt một việc. Chẳng hạn như xếp giầy dép ở ngoài cửa cho gọn ngàng, và nhắc đừng có quên, và khen cháu, một thời gian sau lại đổi một việc khác, cũng có thể kết hợp giữa trò chơi và lao động, trong khi chơi cũng có tính chất giáo dục, qua các trò chơi bảo cháu làm việc nhà, tăng thêm sự thú vị và tính cạnh tranh, nhất định không được thay thế cháu .
|