Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-01 20:14:01    
Bóng Bàn

cri
Môn bóng bàn được khởi nguồn từ Anh và diễn biến từ môn quần vợt. Cuối thế kỷ 19, một số sinh viên Anh đặt bàn trong phòng, lấy sách xếp thành lưới, dùng nút chai rượu làm bóng và chơi trên bàn, hình thành trò chơi "quần vợt trên bàn". Khoảng vào năm 1890, vận động viên chạy việt dã nổi tiếng Anh Gi-bơ từ Mỹ đem về quả bóng xe-lu-lô rỗng và thay thế quả bóng bằng nút chai rượu. Do bóng xe-lu-lô có tiếng kêu "ping pông" trên cây vợt, nên được goi là "bóng ping pông" (tức bóng bàn) . Năm 1891, Ông Ba-xtơ người Anh xin độc quyền thương mại bóng bàn.

Giải Bóng bàn tổ chức tại Lơn-đơn Anh vào tháng 12 năm 1900 có hơn 300 người tham gia. Năm 1902, Ông Tu-bô-i Gen-đô-u – Giáo sư trường Sư phạm Cao đẳng Tô-ki-ô Nhật đã truyền hoạt động bóng bào vào Nhật. Năm 1904, Ông Vương Đạo Bình – Giám đốc một cửa hàng trên đường Tư Mã Thượng Hải đã nhập 10 khí tài bóng bàn từ Nhật và giới thiệu với người TQ hoạt động bóng bàn. Từ thập kỷ 20 của thế kỷ 20, bóng bàn được triển khai rộng rãi từng bước tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Năm 1903, Ông Gu-đơ người Anh phát minh cây vợt cao-xu, sau đó lối chơi cúp bóng xoay ra đời. Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới bắt đầu được tổ chức từ năm 1926.

 Thập kỷ 50, người Nhật sử dụng cây vợt có dán mút ca-xu và phổ biến lối chơi líp và giao bóng tấn công. Thập kỷ 60, TQ sáng tạo lối chơi tấn công nhanh gần bàn. Mặt bàn của môn bóng bàn dài 2,74 mét, rộng 1,525 mét, cách mặt đất 0,76 mét, giữa bàn có chiếc lưới thẳng chia bàn thành 2 khu có diện tích như nhau. Cây vợt không hạn chế về to nhỏ, hình dáng và trọng lượng, song độ dày của hạt cao-xu dán trên mặt vợt không được vượt quá 2 mi-li-mét. Mỗi trận đấu áp dựng quy cách 5 hiệp 3 thắng. Giải bóng bàn thi 7 môn là đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi phối hợp. Năm 1988, 4 môn bóng bàn: đơn nam, đơn nữ, đôi nam và đôi nữ đã trở thành môn thi đấu chính thức của Thế Vận Hội.

Ngày nay, bóng bàn đã trở thành môn thể thao đua tranh của khoa học kỹ thuật cao và tốc độ cao. Nếu xét từ số người tham gia, thì bóng bàn là môn thể thao số một thế giới, toàn thế giới cón gần 40 triệu người tham gia môn thể thao này.

Hiện nay, các tuyển thủ sử dụng cây vợt bằng gỗ hoặc bắng chất các-bon được dán loại cao-xu đặc chế, còn quả bóng là loại bóng rỗng được sản xuất bằng nhựa Pô-ly tổng hợp. Do cao-xu và nhựa dán của cây vợt có khác nhau, nên mức xoáy cũng như tốc độ của bóng cũng có khác nhau. Hơn nữa hình dáng nguyên thủy nhất của cây vợt là được làm bằng vỏ hộp đựng Xì ga và quả bóng là cái nút chai của rượu Sâm banh.

Môn bóng bàn đã trải qua vài giai đoạn phát triển. Thập kỷ 50 của thế kỷ trước, tuyển thủ Nhật đã sáng tạo lối cầm vợt dọc và chiếm giữ địa vị bá chủ trong làng bóng bàn. Sau đó, kỷ thuật vợt dọc được các tuyển thủ TQ phát huy tới đỉnh cao và luôn luôn xưng hùng cho đến giữa thập kỷ 80. Giữa và sau thập kỷ 80, môn bóng bàn của TQ bị lắng xuống, đội Thụy Điển đến từ Châu Âu bắt đầu trỗi dạy và lần lượt 3 lần đoạt chức vô địch giải đồng đội nam tại Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới năm 1989, năm 1991 và 1993. Bắt đầu từ cuối thập kỷ 90, đội nam TQ một lần nữa trỗi dậy, rồi đoạt lại Cúp Xvê-xrin tại năm 1999 và năm 2001.