Nghe Online
Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc thiểu số có dân số khá đông, hiện nay có hơn 4,8 triệu dân, chủ yếu tập trung cư trú ở Khu tự trị Nội Mông miền bắc Trung Quốc. Lịch sử cho biết, dân tộc Mông Cổ là một dân tộc du mục di chuyển theo nguồn nước và đồng cỏ, và gan dạ thiện chiến. Lúc đó, rất nhiều bộ tộc rải rác ở đồng cỏ Mông Cổ và vùng rừng núi bên cạnh sông Bê-gan. Đầu thế kỷ 13, thủ lĩnh bộ tộc Mông Cổ Thiết Mộc Chân thống nhất các bộ tộc, do vậy, dân tộc Mông Cổ--một dân tộc mới dần dần hình thành. Sau đó, thủ lĩnh Thiết Mộc Chân lên ngôi làm vua, gọi là Thành Cát Tư Hãn, thành lập nước Mông Cổ--một chính quyền của quý độc Mông Cổ. Trong thời gian làm vua, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tiến hành hoạt động quân sự với quy mô lớn, từng mở rộng bản đồ tới vùng Trung Á và miền nam Nga.
Nhiều bộ tộc và thắng lợi quân sự đã mang lại vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc của châu Âu và châu Á cho dân tộc Mông Cổ. Và dân tộc Mông Cổ đã hấp thu các ưu điểm của trang phục các dân tộc khác để hình thành trang phục Mông Cổ đa dạng và đẹp đẽ. Chúng ta hãy lấy trang phục của đồng bào dân tộc Mông Cổ sống ở đồng cỏ Ê-đốt miền tây nam Nội Mông làm ví dụ. Trang phục của họ rất cầu kỳ từ đồ trang sức đội trên đầu đến giày bốt. Chúng ta chỉ xem đồ trang sức đội trên đầu của họ. Ở khu vực Ê-đốt, cô gái chưa lấy chồng tết tóc một bím, thõng xuống sau lưng. Vào ngày tổ chức đám cưới, một người già có đức độ và danh vọng cao sẽ chủ trì lễ chải tóc trọng thể cho cô dâu: chải đầu và tết tóc thành hai bím, rồi dùng nơ hoa lệ đắt tiền do chú rể tặng buộc tóc. Nơ buộc tóc làm bằng sợi bông hoặc lụa, trên gắn mã não, san hô, đá quý, vàng, bạc v,v. Tất nhiên, nơ buộc tóc như vậy rất đắt, thông thường phải mất mấy đàn ngựa hoặc mấy trăm con lạc đà mới có thể đổi lấy.
Đồng bào dân tộc Mông Cổ đều thích mặc áo dài. Nhất là vào những ngày tết quan trọng, đồng bào dân tộc Mông Cổ mặc áo dài các loại, hết sức đẹp mắt.
Áo dài còn có tên áo Mông Cổ, có vạt lớn, bên phải có đính khuy, dài đến đầu gối. Đặc điểm của áo Mông Cổ là cổ áo cao, ống tay dài. Nghe nói, khi cầm dây cương cưỡi ngựa vào mùa đông, ống tay dài này có thể phát huy tác dụng chống rét; và vào mùa hè, thì có thể tránh khỏi muỗi và ruồi đốt. Áo dài đàn ông tương đối rộng, xẻ vạt hai bên hông. Dùng dây lưng buộc, áo có thể ngắn, có thể dài, dù đi bộ, cưỡi ngựa hay là cầm đồ đều rất tiện, rất thích hợp với cuộc sống du mục ở bên ngoài. Áo dài đàn bà phần lớn bó sát người để phô diễn nét thướt tha, khoẻ mạnh và đẹp đẽ của vóc dáng phụ nữ.
Tuy áo Mông Cổ là kiểu áo yêu thích nhất của đông đảo đồng bào dân tộc Mông Cổ, nhưng đồng bào Mông Cổ sống ở vùng khác nhau có kiểu áo dài Mông Cổ khác nhau về kiểu cách, màu sắc và đồ trang sức, có đặc điểm của riêng mình. Chúng ta hãy lấy áo Mông Cổ của bộ tộc Bu-li-i-át, một bộ tộc có lịch sử lâu đời làm ví dụ. Khác với áo Mông Cổ truyền thống, đàn bà bộ tộc Bu-li-i-át đều mặc áo dài kiểu xẻ vai. Cái gọi là kiểu áo dài xẻ vai là ống tay và vai cắt dời, như trang phục hiện đại, ống tay được khâu với vai; áo và váy cũng không liền với nhau, trên váy có rất nhiều xếp li. Bà Dương Nguyên chuyên nghiên cứu trang phục dân tộc giới thiệu rằng, công nghệ cắt may quần áo của đàn bà bộ tộc Bu-li-i-át liên quan tới một truyền thuyết thê thảm của bộ tộc.
"Đàn bà bộ tộc Bu-li-i-át mặc áo này là để kỷ niệm nữ anh hùng của bộ tộc—hoàng hậu Ba-la-kim. Vị nữ anh hùng này dẫn người cùng bộ tộc chiến đấu chống lại sự xâm phạm của bộ tộc khác, nhưng sau đó bị thất bại. Sau khi bị kẻ thù bắt, hoàng hậu Ba-la-kim thà chết không chịu khuất phục, bị kẻ thù phanh thây. Nhằm kỷ niệm hoàng hậu, người bộ tộc Bu-li-i-át cắt may quần áo kiểu xẻ vai."
Bà Dương Nguyên nói, câu chuyện này hơi tàn nhẫn, nhưng đã chứng minh một điều là trang phục dân tộc là tiêu chí của dân tộc. Trong lịch sử, dân tộc Mông Cổ có hơn 40 bộ tộc, mỗi một bộ tộc đều có trang phục riêng của mình. Tuy sau đó Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc, hình thành dân tộc Mông Cổ thống nhất, nhưng nhiều bộ tộc như thế là tác nhân hình thành tính đa dạng của trang phục dân tộc Mông Cổ.
Cùng với sự thay đổi của thời đại, trang phục dân tộc Mông Cổ cận đại và hiện đại đã xuất hiện một số thay đổi rất nổi bật. Tuy đồng bào dân tộc Mông Cổ sống ở khu du mục vẫn mặc áo dài và đi giày bốt truyền thống, nhưng ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, phần lớn đồng bào không mặc áo dài nữa, mà mặc áo cánh và quần giữ phong cách trang phục truyền thống của dân tộc Mông Cổ. Tuy người sống ở thành phố ngày thường không mặc áo Mông Cổ, nhưng vào một số ngày tết và khi tham gia hoạt động quan trọng, họ vẫn mặc trang phục truyền thống dân tộc gồm mũ, áo dài, dây lưng và giày bốt v,v. Trang phục dân tộc Mông Cổ vẫn có sức sống mạnh mẽ.
|