Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-29 11:30:07    
Dịch vụ đem lại niềm thương yêu cuối cùng cho sự sống của Thượng Hải

Xin Hua
Đến Phòng bệnh Yên tĩnh của Bệnh viện Lâm Phần thuộc khu Bắc Hạp thành phố Thượng Hải, sự tĩnh mịch lặng lẽ được hòa cuộn trong không khí đầy mùi thuốc sát trùng, chúng tôi không ngờ được những người nằm trên các giường bệnh này chẳng bao lâu nữa sẽ phải rời khỏi cõi đời.

Chị Tạ Ý Trân – Bác sĩ làm việc ở đây từ khi Bệnh viện Lâm Phần đặt Phòng bệnh Yên tĩnh vào năm 1997. Chị chỉ vào các lá cờ thưởng treo trên tường văn phòng và nói: "Người ta thường tặng lá cờ gấm này sau khi khỏi bệnh, mà các lá cờ gấm của chúng tôi ở đây lại là thân quyến tặng cho sau khi người bệnh qua đời. Cho đến nay tôi vẫn còn phần chưa thích nghi, thấy người khỏi bệnh ra viện và người bệnh phải từ dã cuộc đời hoàn toàn là 2 tâm trạng khác nhau".

Khác với phòng bệnh bình thường và cơ cấu hộ lý người cao tuổi, "Khu bệnh Yên Tĩnh" tiếp đón đều là những người bệnh chờ ngày hay là người già suy kiệt. Xét từ đặc trưng bệnh lý, thì số người này chỉ còn sự sống trong vòng 90 ngày. Nơi đây là khu nhà mà họ hấp hối trong giờ phút cuối cùng trước khi lìa đời. Đối với họ, ngoài bệnh tật trên thân, điều băn khoăn ngại ngùng nhất là cảm giác xung quanh các người bạn giường sẽ lần lượt ra đi.

Cụ bà Cù ngoài 70 tuổi mắc bệnh ung thư lọ tử cung và nằm viện đã nửa năm trời. Con gái của Cụ cho biết, "Ngày thường mẹ tôi đều phải đi tiện qua đường dẫn và uống thuốc vào đúng giờ, ở nhà chăm lo thật không tiện. Hiện giờ chúng tôi muốn đón về nhà mà mẹ tôi cũng không chịu, cho rằng ở đây rất tốt".

Chúng tôi nhiều lần muốn phỏng vấn người bệnh trước giờ hấp hối, song lại không nhẫn tâm quấy rối sự yên tĩnh cuối cùng của họ, thấy thần sắc yên tĩnh của phần đông người bệnh, có lẽ mọi lời nói lúc này đều không có ý nghĩa gì nữa.

Làm thế nào khiến chặng cuối cuộc đời của sự sống được tôn trọng, đã ngày càng trở thành một mệnh đề cần được suy nhẫm của ngành Y học Hiện đại. Có nhiều người bệnh đã mắc các bệnh mà trình độ Y học ngày nay còn chưa sao chữa khỏi hoặc khi đến giai đoạn hấp hối, dùng nhiều loại thuốc tân tiến và máy móc hiện đại nhằm duy trì một cách gượng gạo, đành phải luyến tiếc và vĩnh biệt người thân trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ về tâm lý trước cái chết hay là trong cơn dằn vặt đau đớn của bệnh tật.

Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, trên thế giới đã có bệnh viện chuyên trách chăm lo người bệnh lâm chung. Việc chăm sóc lâm chung không chủ trương chủ động chữa trị và kéo dài sự sống cho người bệnh, mà là tận mọi khả năng làm cho người bệnh ra đi trong tâm trí thư thả khoan thai.

Ông Trương Đôn Phúc – Phó Giáo sư khoa Xã hội học trường Đại học Thượng Hải nói: trong khi tung tăng reo mừng cho sự sống mới, không nên giấu giếm sự chết, mà phải nhìn thẳng và tôn trọng sự chết, đã thể hiện sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Các nơi có nền kinh tế khá phát triển và khuynh hướng số người cao tuổi nổi bật thì càng có điều kiện làm như vậy.

Ý nghĩa của việc quan tâm người bệnh trước khi hấp hối là ở chỗ khiến họ khắc phục sự hoang mang của bản năng, cố gắng với tâm tư yên tĩnh trước sự chết, do đó có thể giữ gìn tôn nghiêm cuối cùng của sự sống. Có thể nói, sự quan tâm chăm sóc trước khi hấp hối là một trong những tiêu trí của dịch vụ y tế được nhân cách hóa từng bước.