Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-28 15:32:25    
Di sản văn hoá TQ –Côn khúc

cri

Ngày 18 tháng 5 năm 2001, tại Pa-ri, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc công bố danh sách "Tác phẩm tiêu biểu di sản đầu miệng và phi vật chất nhân loại", trong đó có 19 dự án xin đăng ký được bình chọn, nghệ thuật Côn khúc TQ cũng nằm trong số đó.

Côn khúc bắt nguồn từ thành phố Côn Sơn tỉnh Giang Tô miền nam TQ, đến nay đã có hơn 600 năm lịch sử, Côn khúc tức là tuồng Côn Sơn, lúc đầu chỉ là những đoạn hát, làn điệu dân ca trong dân gian, ban đầu chỉ lưu truyền ở vùng Côn Sơn, sau này dần dần lưu truyền ra toàn quốc.

Giá trị văn hoá của Côn khúc chủ yếu biểu hiện ở ba mặt kịch bản, âm nhạc và biểu diễn.

Kịch bản Côn khúc áp dụng phương thực kết cấu hý kịch hình thành vào thế kỷ thứ 10 ở TQ, mỗi vở thường có 24 màn, mỗi màn tự thành một hồi độc lập, đều có một đoạn tình tiết quán xuyến trong tình tiết chung lại tương đối hoàn chỉnh, do đó nhiều màn có thể biểu diễn độc lập. Về ngôn ngữ văn học, Côn khúc kết hợp giữa câu dài và câu ngắn, lời lẽ hoa lệ tao nhã, làn điệu uyển chuyển mịn mượt, chú trọng nhả chữ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, âm nhạc dùng trong Côn khúc có khoảng trên một nghìn loại, trong đó không những có âm nhạc ca múa thời cổ, còn có nhiều dân ca và ca khúc dân tộc thiểu số v.v. Nhạc cụ đệm đàn Côn khúc, chủ yếu là sáo, cộng thêm các nhạc cụ truyền thống TQ như khèn, tiêu, kèn, đàn ba dây, tì bà v.v.

Biểu diễn Côn khúc có hệ thống và phong cách độc đáo, đặc điểm lớn nhất của nó là rất trữ tình, động tác tế nhị, lúc biểu diễn vừa múa vừa hát, trình độ điệu múa hoá, cách thức hoá rất cao, bài hát và động tác múa kết hợp khéo léo và hài hoà với nhau.

 

Nhìn từ lịch sử Côn khúc, 400 năm trước thế kỷ 18, là thời kỳ hoàng kim ngày càng trưởng thành và đi dần tới đỉnh cao của Côn khúc. Trong thời gian này, Côn khúc luôn với sự cao nhã, hoàn mỹ và giàu ý thơ trở thành hình thức vui chơi chủ yếu của hoàng gia quý tộc và thời thượng theo đuổi của nhân sĩ lớp thượng lưu xã hội. Nhưng đồng thời cũng do bầu không khí biểu diễn đẹp đẽ lộng lẫy này, ra sức theo đuổi học đòi văn vẻ, khiến Côn khúc ngày càng thoát ly đời sống xã hội chân thật, đi tới cảnh văn nhã, vị mỹ, phức tạp khó khăn.

Thời kỳ sau của thế kỷ 18, hý kịch các địa phương TQ bắt đầu phát triển. Hý kịch địa phương chủ yếu biểu hiện đề tài xã hội, đối mặt với giai cấp thị dân bình thường, sự xuất hiện của nó đã phá vỡ bố cục biểu diễn hình thành lâu nay, cộng thêm xã hội phong kiến TQ cũng đã đi đến đường cùng, Côn khúc đã mất đi điểm tựa của hoàng gia quý tộc và tầng lớp thương lưu xã hội, từ đó bắt đầu suy thoái.

Là một nghệ thuật tổng hợp bắt nguồn sớm, từng thống lĩnh sân khấu tuồng kịch TQ mấy trăm năm, Côn khúc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với mấy chục loại hý kịch địa phương.Vì thế Côn khúc được gọi là "Ông tổ, ông thầy của trăm loại hý kịch" TQ .