Theo tin Tân hoa xã , gần đây , Sở công an văn vật Đô lan châu tự trị dân tộc Mông Cổ và dân tộc Tạng Hải Tây Thanh Hải đã khám phá vụ cướp mộ , tịch thu hơn 10 hàng dệt tơ , qua giám định , các nhà khảo cổ cho rằng , rất nhiều hàng dệt tơ được khai quật chứng tỏ , Thanh Hải từng là một trong những trục đường phồn thịnh nhất trên Con đường tơ lụa đời Đường .
Huyện Đô Lan nằm ở cực Đông Nam lòng chảo Sai-ta-mu tỉnh Thanh Hải , hiện nay, trên vùng đất rộng hơn 20 nghìn ki-lô-mét này đã phát hiện hàng nghìn mộ mả ít nhất có 1500 năm lịch sử , phần lớn các mộ mả này là mộ của người Hồn Thổ Cốc dưới ách thống trị của vua Tu-phan đời Đường .
Phóng viên được biết , để tiện cho việc mang đi mang lại , rất nhiều hàng dệt tơ đã bị kẻ cướp mộ cắt thành từng mảnh vụn , do lịch sử lâu đời , rất nhiều hàng dệt tơ đều bị mốc , song vẫn khiến người ta thán phục bởi những hoa vân đẹp mắt và kỹ thuật dệt rất tinh xảo . Tổng cục văn vật nhà nước TQ từng coi việc khai quật mộ Tu-phan Đô Lan Thanh Hải là một trong 10 phát hiện khảo cổ quan trọng của TQ trong năm 1996 , cho rằng ' trong những văn vật được khai quật , hàng dệt tơ là quan trọng nhất , là sự phát hiện tập trung hiếm thấy về hàng dệt tơ đời Đường .'
Giám đốc Sở khảo cổ tỉnh Thanh Hải Hứa Tân Quốc nói , chủng loại đầy đủ , hoa vân đẹp mắt và xuyên niên đại lâu nhất của hàng dệt tơ khai quật được trong mộ Tu-phan Đô Lan đều xếp hàng đầu về sự phát hiện khảo cổ trong nước TQ . Trong những mảnh vụn tơ lụa được khai quật , có 112 loại là do khu vực Hán Trung Nguyên TQ sản xuất , 18 loại do Trung Á và Tây Á sản xuất .
Trong đó bức trướng có chữ viết mà người Ba-tư từng sử dụng là bức trướng văn tự Ba-tư thế kỷ 8 được phát hiện duy nhất trên thế giới hiện nay . Ngoài ra , trong các mộ cổ Đô Lan còn khai quật ra đồ sơn , vàng bạc , đồng tiền cổ Rô-ma , tiền bạc Ba-tư cũng như đồ vàng bạc , viên Pha-lê mầu v.v của Tây Á và Trung Á . Ông Hứa Tân Quốc cho rằng , các thứ đó phần lớn là kết quả thương mại giữa Tu-phan với các khu vực Trung Nguyên , Trung Á và Tây Á .
Ông Hứa Tân Quốc nói , việc khai quật ra những hàng dệt tơ và văn vật khác chứng tỏ , từ Tây Ninh Thanh Hải đi qua Đô Lan và lòng chảo Sai-ta-mu đến Đôn Hoàng Cam Túc là đoạn đường chính trên con đường tơ lụa thời cổ từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9 . Nhưng trước đây giới học thuật cho rằng , con đường này là đoạn đường phụ chỉ tồn tại khi hành lang Hà Tây không thông suốt bởi nguyên nhân chiến tranh .
Trên thực tế , sự phồn thịnh của con đường tơ lụa Thanh Hải chẳng kém gì con đường tơ lụa Tây An –Hành lang Tân Cương-Hà Tây mà nhiều người trong và ngoài nước đều biết đến , cũng là một trong những trục đường phồn thịnh nhất trên con đường tơ lụa của đời Đường .
Con đường tơ lụa là con đường thương mại giữa phương Đông và Phương Tây cổ kính nhất thế giới, có từ hơn 2000 năm về trước , chạy từ khu vực Tây Bắc TQ đến ven địa Trung Hải , cả thảy dài 7000 ki-lô-mét .
|