Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-27 15:57:51    
Dân tộc Uây-ua

Xin Hua

Dẫy núi Thiên Sơn với tuyết trắng che phủ nằm ở Tân Cương biên giới miền tây bắc Trung Quốc. Dân tộc Uây-ua, một dân tộc hát hay múa giỏi cư trú ở dưới chân núi Thiên Sơn.

Uây-ua là tên dân tộc, có nghĩa là "đoàn kết, liên hợp".

Đồng bào dân tộc Uây-ua chủ yếu làm nghề nông nghiệp, trồng bông, lúa mì, ngô, lúa nước v,v. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Uây-ua cũng giỏi về nghệ thuật vườn. Bồ Đào Câu, khu sản xuất nho với diện tích rộng nhất ở Trung Quốc nằm ở lòng chảo Tu-lu-phan cách thành phố U-rum-xi, tỉnh lỵ Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương 184 cây số về phía đông nam.

Dân tộc Uây-ua có tiếng nói và chữ viết riêng, theo đạo I-xlam. Tết Gu-ban, Tết Dâu-dư, Tết Nốt-lu-dư là ngày tết tôn giáo truyền thống của họ.

Đồng bào dân tộc Uây-ua hát hay múa giỏi. Điệu múa đội bát, điệu múa đĩa và điệu múa trống tay được quần chúng hoan nghênh ưa thích đậm đà đặc sắc dân tộc nhất.

Xâu thịt cừu và cơm nắm bằng tay là hai món ăn truyền thống mang đậm màu sắc dân tộc Uây-ua.

Mũ hoa của dân tộc Uây-ua:

Mũ hoa là một bộ phận của trang phục dân tộc Uây-ua, cũng là một trong những tiêu chí đánh dấu cái đẹp của dân tộc Uây-ua. Mũ hoa đội vào mùa đông làm bằng da; đội vào mùa hè làm bằng lụa; phần trước cài lông chim. Mũ đàn bà dùng sợi màu vàng và màu bạc thêu hoa để trang trí. Do đồng bào dân tộc Uây-ua các nơi không ngừng sáng tạo cái mới, nên công nghệ làm mũ hoa ngày càng công phu, chủng loại cũng ngày càng nhiều.

Phiên chợ Ka-sơ

Tục ngữ có câu, đến Tân Cương mà không đến Ka-sơ, coi như chưa đến Tân Cương; đến Ka-sơ mà không xem phiên chợ Ka-sơ, coi như chưa đến Ka-sơ.

Ka-sơ là một thành phố có hơn nghìn năm lịch sử. Ngay thời nhà Hán và nhà Đường, Ka-sơ—một trạm lớn nhất trên đường tơ lụa đã là một thành phố có phiên chợ quốc tế hoạt động sôi nổi. Những đội buôn đến từ La Mã, Ba Tư và Ấn Độ xa xôi và những đoàn đi buôn bằng ngựa thồ đến từ Tứ Xuyên và Thiểm Tây trong nước tập trung tại đây, tiến hành thương mại. Hiện nay, nhiều ngôi nhà cao tầng đứng sừng sững ở thành phố Ka-sơ. Trên các phố bên cạnh nhà thờ I-xlam Ê-ti-nai nổi tiếng có rất nhiều cửa hàng nhà nước, cửa hàng thủ công nghiệp cá nhân và quán hàng bên đường. Các cửa hàng này có bán các loại hàng hóa quý trong và ngoài nước. Nhưng chúng vẫn không thể thay thế phiên chợ Ka-sơ truyền thống 7 ngày một lần.

Phiên chợ lớn Ka-sơ diễn ra bên bờ sông Ga-ơ ở phía đông nam thành phố Ka-sơ. Cứ đến ngày chủ nhật, người và hàng hoá đến từ khắp các nơi ào về đây. Từ nông sản bình thường đến hàng mỹ nghệ đắt giá, cái gì cũng có, và được bày theo chủng loại.

Trong chợ, những hàng hóa được người ta quan tâm nhất là hàng dệt và da lông thú liên quan tới trang phục của mọi người, cũng như thảm trải sàn nhà và hàng mỹ nghệ truyền thống.

Tân Cương là quê hương hoa quả nổi tiếng. Mỗi khi đến mùa trái cây chín, ở chợ đâu đâu cũng có mùi hương trái cây. Khi đó, ở chợ có rất nhiều du khách nước ngoài với màu da khác nhau, họ đội mũ hoa nhỏ trên đầu, cầm xâu thịt cừu hoặc hoa quả tươi trên tay, vừa ăn vừa trò chuyện với nhau, hết sức vui vẻ và thoải mái.