Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-20 16:21:36    
Tại sao Mi-an-ma lại thay đổi thủ tướng đột ngột

cri
Theo Tân hoa xã tại Giăng-gun: tối 19, Hội đồng hoà bình và phát triển Quốc gia Mi-an-ma ra thông cáo tuyên bố, thủ tướng Khin-nhun sẽ nghỉ hưu kể từ ngày này do nguyên nhân sức khoẻ, và trung tướng Sô-ê Uyn, thư ký thứ nhất Hội đồng hoà bình và phát triển quốc gia sẽ giữ chức thủ tướng mới. Ông Khin-nhin giữ chức thủ tướng mới được hơn một năm, sự thay đổi thủ tướng đột ngột của chính phủ Mi-an-ma đã trở thành tiêu điểm quan tâm của các bên.

Các nhà ngoại giao tại Mi-an-ma cho rằng: ông Khin-nhun 65 tuổi, trong thời gian thăm Xin-ga-po cuối tháng 9 ông từng kiểm tra sức khoẻ và được xác định mắc bệnh sỏi thận, nhưng chưa đến nỗi phải rời nhiệm, nghỉ hưu do nguyên nhân sức khoẻ chỉ là các nói "chính phủ" thường dùng của Mi-an-ma mỗi khi có sự thảy đổi nhân sự quan trọng.

Ông Khin-nhun luôn giữ chức giám đốc Cục tình báo quân đội Mi-an-ma có quyền lực quan trọng kề từ cuối thời chính phủ U Nê-uyn. Sau khi quân đội tiếp quản quyền lực nhà nước tháng 9-1988, ông Khin-nhun luôn là một trong các nhà lãnh đạo chủ yếu của Mi-an-ma. Tháng 8-2003, sau khi được bổ nhiệm giữ chức thủ tướng không lâu, ông đã đưa ra kế hoạch 7 điểm của Mi-an-ma đi lên nền dân chủ, được trong và ngoài nước phổ biến hoan nghênh.

Là bước đi đầu tiên trong kế hoạch 7 điểm này, Đại hội quốc dân lập hiến của Mi-an-ma đã nhóm họp vào tháng 5 năm nay, Chính phủ đã mời Liên minh dân chủ toàn quốc-đảng đối lập do bà A-ung Xan Xu-u ky-i lãnh đạo dự hội nghị nhưng vấp phải sự thẩy chay của liên minh này. Bên cạnh đó, các nước phương tây mượn cớ "nhân quyền" và "dân chủ" đã can thiệp vào công việc nội bộ của Mi-an-ma, cực lực yêu cầu Mi-an-ma bãi bỏ sự giam lỏng đối với bà A-ung Xan Xu-u Ky-i.

Tại hội nghị Á-Âu diễn ra ở Hà Nội Việt Nam gần đây, tuy Mi-an-ma được kết nạp với sự ủng hộ của các nước Châu Á, nhưng do Liên minh Châu Âu phản đối nên thủ tướng Mi-an-ma không dự hội nghị, mà chỉ có các quan chức cấp bộ trưởng tới dự. Sau hội nghị Á-Âu, Liên minh Châu Âu còn theo gót Mỹ, tăng cường trừng phạt chống Mi-an-ma.

Các nhà phân tích nhận định, ông Khin-nhun tương đối chú trọng thực tế đã đối mặt với 3 sức ép đến từ thế lực bảo thủ truyền thồng trong chính phủ quân sự, đảng đối lập và các nước phương tây trong tiến trình dân chủ Mi-an-ma.

Mặc dù ông Khin-nhun chủ quản công tác ngoại giao, hoà giải dân tộc, tiến trình dân chủ...nhưng các công việc quan trọng của Mi-an-ma lại do hạt nhân lãnh đạo tối cao, tổng tư lệnh hải lục không quân, thống tướng Than-xuê quyết định. Trong tình hình hiện nay việc Hội đồng hoà bình và phát triển quốc gia Mi-an-ma đưa ra quyết định thảy đổi thủ tướng là không có gì lạ.

Các nhà quan sát nhận định, Mi-an-ma tuy thảy đổi thủ tướng nhưng chính sách ngoại giao "độc lập tích cực" và "ưu tiên láng giềng hữu nghị" mà chính phủ quân sự kiên trì sẽ không thay đổi, chính sách kinh tế hiện hành cũng không có gì thảy đổi lớn, chính sách hoà giải dân tộc giữ gìn cục diện hoà giải đạt được với 16 nhóm vũ trang dân tộc ít người chống chính phủ và tiếp tục đàm phán hoà bình với nhóm vũ trang chống chính phủ Ca-ren lớn nhất ở Mi-a-ma sẽ tiếp tục được thi hành.

Nhưng làm thế nào để xúc tiến kinh tế Mi-an-ma phát triển nhanh chóng, mở rộng hơn nữa không gian quốc tế, thúc đẩy tiến trình dân chủ sẽ là nhiệm vụ quan trọng và cam go đặt ra cho thủ tướng mới của Mi-an-ma.