Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-19 18:35:34    
Dân tộc Tạng

Xin Hua

Dân tộc Tạng chủ yếu sinh sống tại Khu tự trị Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam.

Tây Tạng từ lâu đã được gọi là "nóc nhà thế giới", có phong cảnh tươi đẹp và thần kỳ, là nơi cư trú tập trung chủ yếu của dân tộc Tạng. Tây Tạng có hơn 1,3 triệu dân, trong đó 95% là đồng bào dân tộc Tạng.

Dân tộc Tạng là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời. Theo lịch sử, ngay từ thời đại trước nhà Tần và nhà Hán, tổ tiên của dân tộc Tạng đã tập trung cư trú tại hai bờ trung du sông I-a-lu-dang-bu. Vì ở đó có đồng cỏ mênh mông, nên đồng bào dân tộc Tạng chủ yếu làm nghề chăn nuôi. Về nông nghiệp, đồng bào dân tộc Tạng chủ yếu trồng lúa mì thanh khoa. Bánh dày và bơ chế biến từ lúa mì thanh khoa là thực phẩm chủ yếu của nông dân và dân chăn nuôi.

Dân tộc Tạng có tiếng và chữ viết mình. Tiếng Tạng thuộc nhóm tiếng Tạng nhánh Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng. Việc sử dụng tiếng Tạng đã tăng cường mối liên hệ về kinh tế giữa dân tộc Tạng với vùng Trung nguyên tổ quốc. Năm 641, chúa Tạng Tùng Tạng Can Bố lấy công chúa nhà Đường Văn Thành làm vợ. Việc này đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc Tạng. Thời kỳ từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 16 là thời kỳ văn hóa dân tộc Tạng phát triển nhanh chóng nhất.

Đồng bào dân tộc Tạng tính tình nhiệt tình, cởi mở và hào phóng. Họ thích hát và nhảy múa, sống cuộc sống tự do.

Đồng bào dân tộc Tạng tin theo Phật giáo. Phật giáo từ Ấn Độ chuyển vào Tây Tạng vào thế kỷ 10, cho đến này đã có hơn 1300 năm lịch sử. Vào thời kỳ từ thế kỷ 13 đến giữa thế kỷ 16, Phật giáo ngày càng thịnh hành ở Tây Tạng, hoạt động Phật giáo nhiều, chùa Phật giáo rải rác khắp các nơi Tây Tạng. Chùa Gan-đan, chùa Dép-ban, chùa Sép-la, chùa Da-sơ-lun-bu và Cung Pu-ta-la đều là chùa nổi tiếng.

Ở thành phố La-xa, tỉnh lỵ Khu tự trị Tây Tạng có một phố với tên là Bát Giác. Phố Bát Giác có lịch sử lâu đời và rất thần bí đối với mọi người. Đồng bào dân tộc Tạng gọi phố này là "thánh lộ"—phố thần thánh. Trong giáo nghĩa Phật giáo, "thánh lộ" có nghĩa là "phố lên trời".

Phố Bát Giác vừa rộng vừa phẳng, các ngôi nhà dân tộc Tạng ở hai bên phố cao thấp không đều, đậm nét mặt cổ xưa và chất phác. Ở phố Bát Giác không có tòa nhà cao, không có công ty bách hóa và rạp chiếu bóng. Nhưng, đồng bào dân tộc Tạng địa phương đều hết sức coi trọng phố này. Buổi sáng sớm hàng ngày, mọi người ở các nơi không hẹn mà cùng đến phố Bát Giác, hình thành dòng người muôn màu rực rỡ. Đồng bào dân tộc Tạng ở La-xa hầu như hàng ngày đều đi theo phố Bát Giác vòng quanh chùa Đại Chiêu 3 vòng. Hoạt động Phật giáo này được gọi là "quanh phố". Nghe nói, "quanh phố" có thể khiến tâm hồn của người nối liền với Đức Phật; sau khi chết, tâm hồn sẽ được quay trở về với trời. Các tín đồ đến La-xa hành hương cũng phải tham gia hoạt động "quanh phố". Hơn nữa, còn có nhiều người quỳ lạy ở phố.

Phố Bát Giác vừa cổ xưa vừa phồn vinh. Mặc dù hiện nay công trình xây dựng thành phố phát triển nhanh chóng, khu phố La-xa ngày càng đổi mới, nhưng mọi người vẫn cần Cung Pu-ta-la, cần phố Bát Giác. Nhất là khi mặt trời lặn về phía tây, ngọn đỉnh vàng chùa Đại Chiêu toả sáng một màu vàng rực rỡ, hàng nghìn đồng bào dân tộc Tạng ào về phố Bát Giác, tiến hành hoạt động hành hương ở buổi tối. Trước cổng chùa Đại Chiêu có rất nhiều tín đồ nam nữ quỳ lạy thành kính. Bóng họ in dài trên mặt đất lát đá nhẵn bóng.