Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-18 18:27:33    
Huyện tự trị dân tộc Li-su Duy Tây

cri

Nghe Online 

Cách đây không lâu, phóng viên Đài chúng tôi đến huyện tự trị dân tộc Li-su Duy Tây tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc phỏng vấn, ở đó phóng viên nhìn thấy những cảnh tượng như sau: nhiều dân tộc chung sống vui vẻ, một số đồng bào có thể nói mấy thứ tiếng dân tộc; dân tộc Li-su ở đó sáng tác một loại điệu múa gọi là A-chư-mu-qua, các động tác múa giống hệt con dê; ở đó còn có khỉ lông vàng Vân Nam, là động vật có nét mặt giống người nhất và thuộc loại động vật quý hiếm chỉ đứng sau gấu mèo.....

Huyện tự trị dân tộc Li-su Duy Tây nằm ở phía tây bắc tỉnh Vân Nam, có hơn 80 nghìn đồng bào dân tộc Li-su sinh sống ở Duy Tây, ngoài ra còn có đồng bào dân tộc Tạng, dân tộc Na-xi và dân tộc Bạch. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc chung sống vui vẻ trên mảnh đất này, và kế thừa phong tục tập quán và văn hóa dân tộc của riêng mình.

Dân tộc Li-su là dân tộc có số người đông nhất ở huyện Duy Tây, ngôi nhà Mộc Lăng mà đồng bào dân tộc Li-su thích ở cũng trở thành một nét đặc sắc của huyện Duy Tây. Ở làng Diệp Chi có đồng bào dân tộc Li-su tập trung sinh sống, hàng chục ngôi nhà Mộc Lăng màu nâu xen kẽ lẫn trên núi xanh, khiến non nước xinh đẹp ở đây tăng thêm nét chất phác và cổ xưa. Anh Hoà Nghênh Xuân ở làng Diệp Chi cho phóng viên biết, ngôi nhà Mộc Lăng ở đây rất đặc sắc. Anh nói:

"Nhà Mộc Lăng toàn bộ xây bằng gỗ và đá, không có một cái đinh sắt nào. Vì lo gỗ tấm bị gió thổi đi, nên phải dùng đá đặt trên gỗ tấm. Chúng tôi đặt gỗ tấm ở trên mái nhà, và các đồ án vẽ trên gỗ rất đẹp. Nói chung nhà Mộc Lăng có 2 tầng, phần dưới nhà có cột với độ cao khoảng 3 mét, phần dưới là chuồng ngựa và bò, còn phần trên dành cho người ở."

Anh Hoà Nghênh Xuân nói, đồng bào dân tộc Li-su ở làng Diệp Chi còn giữ được nét nguyên thủy của trang phục, phong tục tập quán và giai điệu hát dân tộc. Ví dụ, cho đến bây giờ, dân tộc Li-su vẫn mặc quần áo vải gai dệt bằng tay. Điệu múa "A-chư-mu-qua" do dân tộc Li-su ở làng Diệp Chi sáng tác mang tính chất nguyên thủy nhất, chất phác và cổ xưa nhất.

Âm thanh và động tác của điệu múa này đều bắt chước tiếng kêu và động tác của con dê, cho nên còn gọi là "điệu múa con dê". Đặc điểm của điệu múa "A-chư-mu-qua" là không dùng nhạc cụ, từ đầu đến cuối chỉ nhảy chạy theo nhịp điều tiếng hát. Nhóm hát gồm lĩnh xướng và hợp xướng; nhóm múa chia làm hai đội, một đội nam, một đội nữ, mỗi đội đều có lĩnh xướng, người còn lại thì hợp xướng. Nội dung lời hát rất phong phú, có thể hát về thần thoại, truyền thuyết ở thời đại cổ xưa, có thể hát về cuộc sống sản xuất bây giờ, cũng có thể hát những lời ca ông cha để lại, hoặc hát bài hát tự sáng tác. Nếu người lĩnh xướng của hai đội nam nữ đều xuất sắc, thì điệu múa "A-chư-mu-qua" có thể kéo dài mấy ngày mấy đêm, hết sức náo nhiệt.

Điệu múa "A-chư-mu-qua" thể hiện lòng biết ơn và hy vọng của đồng bào dân tộc Li-su đối với tự nhiên, cũng như tình cảm chất phác yêu cuộc sống và hướng về tự nhiên của họ.

Ở huyện Duy Tây, ngoài dân tộc Li-su chiếm trên một nửa tổng dân số ra, còn có đồng bào dân tộc Tạng, dân tộc Na-xi, và dân tộc Bạch. Những dân tộc này đều có văn hóa và phong tục tập quán truyền thống của riêng mình, họ vừa tôn trọng lẫn nhau vừa học tập nhau, hình thành bầu không khí văn hóa dân tộc độc đáo. Ví dụ, đồng bào dân tộc Na-xi, dân tộc Li-su, dân tộc Hồi ở thị trấn Tháp Thành huyện Duy Tây đều rất thích điệu múa "Ri-ba" của dân tộc Tạng. Điệu múa Ri-ba khởi nguồn từ hoạt động cúng tế, thịnh hành ở thị trấn Tháp Thành hàng nghìn năm nay. Hiện nay điệu múa Ri-ba dung hòa múa, nhạc và văn học, được đồng bào các dân tộc ở Tháp Thành hết sức yêu thích.

Duy Tây có non xanh nước biếc, môi trường sinh thái rất tốt. Không những đồng bào các dân tộc chung sống vui vẻ ở đây, mà khỉ lông vàng Vân Nam—loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị tiệt chủng cũng sống ở đây.

Khỉ lông vàng Vân Nam thuộc loài động vật linh trưởng, chỉ có ở Trung Quốc, chủ yếu sinh sống rải rác ở vùng rừng núi có độ cao lớn so với mặt biển ở Vân Nam và Tây Tạng. Sau gấu mèo, khỉ lông vàng Vân Nam được coi là động vật quý hiếm nhất Trung Quốc. Lưng con khỉ lông vàng màu đen, mông, bụng và ngực màu trắng; khuôn mặt màu hồng, môi dày, màu đỏ, đôi mắt hình quả mơ, sống mũi cao, nét mặt rất đẹp. Theo điều tra, ở Trung Quốc, hiện nay chỉ có khoảng 1500 con khỉ lông vàng Vân Nam, trong đó có hơn 800 con sống ở huyện Duy Tây.

Vì có điều kiện tự nhiện tốt đẹp, Duy Tây cũng rất thích hợp với việc trồng hoa lan. Ở Duy Tây, vào nhà nào đều có thể nhìn thấy hoa lan. Ở vườn, trên bệ cửa sổ, mỗi một đóa hoa lan đang nở có hình thái riêng, mùi hương hoa lan khiến người cảm thấy tỉnh táo và thoải mái.