Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-18 15:41:59    
Liên hoan văn hoá nghệ thuật khu vực biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và CPC

Xin Hua

Theo Tân hoa xã: mọi người gọi con sông bắt nguồn từ dãy núi Tang-cu-la TQ chảy trên địa bàn TQ là sông Lan Thương, khi nó chảy qua cột mốc biên giới 244 ở Mường Lạp Sịp-xoỏng-bàn-na TQ sang các nước Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, CPC và Việt Nam thì gọi là sông Mê-công.

Liên hoan văn hóa nghệ thuật khu vực biên giới TQ,Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Thái Lan được bắt đầu tổ chức từ tháng 7-1992 là một ngày hội Các-na-van của cư dân sinh sống dọc con sông được mệnh danh là "Sông Đa-nuýp phương đông" này. Từ khi tỉnh Chiềng Rai Thái Lan đăng cai cuộc liên hoan đầu tiên đến nay, trong hơn mười mấy năm qua liên hoan này đã hai lần được tổ chức tại Sịp-xoỏng-ban-na Trung Quốc. Và lần này nó đã kết nạp thêm một người bạn mới đó là Căm-pu-chia.

Tuy là liên hoan nghệ thuật nhưng việc xúc tiến hợp tác chính trị và phát triển kinh tế đã trở thành một trong những mục đích chủ yếu của Liên hoan. Khu vực kinh tế lưu vực sông Lan Thương---sông Mê-công được gọi là tiểu vùng sông Mê-công mở rộng, khu vực này có tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, khí thiên nhiên, đá qúi, nguồn nước...hết sức dồi dào. Sáu nước trong tiểu vùng có tương lai hợp tác rộng lớn trong các ngành nghề chiếm ưu thế như nông nghiệp, khai thác tài nguyên sinh học, du lịch, xây dựng đường hành lang quốc tế...

Tuy cùng uống một nguồn nước, nhưng 6 nước trong lưu vực lại có các đặc sắc riêng: Lào có tài nguyên rừng, sông ngòi, các loại khoáng sản như Thiếc, Chì...rất dồi dào, một số thành phố quan trọng như Viên Chăn, Luông-phờ-ra-băng đều nằm bên bờ sông; Mi-an-ma có nguồn khoáng sản đá qúi dồi dào, đường bờ biển dài 2832 km đã cung cấp nguồn cá dồi dào cho Mi-an-ma, thành phố cảng Giăng-gun mỗi năm chiếm tới 90 o/o khối lượng thương mại của nước này; Thái Lan có nguồn tài nguyên khí thiên nhiên cũng như thạch anh và than chì dồi dào, trình độ dân trí khá cao, tỷ lệ người thành niên tiếp thụ giáo dục đạt tới 94 o/o.

Tài nguyên thiên nhiên độc đáo cũng đã tạo nên nền nghệ thuật đa nguyên, trong đó các hình thức nghệ thuật múa nến, múa móng tay của Thái Lan, nhảy sạp và múa ba-lê hiện đại của Việt Nam có thể nói là có một không hai. Liên hoan nghệ thuật tại Sịp-xoỏng-ban-na lần này là màn đồng diễn nghệ thuật hoành tráng gồm 5 bộ phận là "văn hóa lá", "nghệ thuật dân tộc", "Phục sức dân tộc", "Thể thao dân tộc" và "Trống dân tộc". Các nghệ sĩ thuộc 12 dân tộc thiểu số và người Hán sinh sống tại Sịp-xoỏng-ba-na sẽ tham gia trình diễn, nêu cao nền văn hóa "lá" và "văn hóa trà" của địa phương.

Trong thời gian diễn ra liên hoan, Trung Quốc còn sẽ tổ chức hội chợ thương mại-du lịch khu vực biên giới Sịp-xoỏng-ban-na, hội chợ này đã tổ chức thành công 7 khóa kể từ năm 1997, các doanh nghiệp dự hoạt động lần này sẽ triển khai giao lưu về tiếp thị hàng hóa, hợp tác thương mại, du lịch...